Hướng dẫn nuôi cá rô đồng

Nuôi cá rô đồng bằng nguồn thức ăn có sẵn tự nhiên

Trong đời sống hoang dã, môi trường sống của cá rô đồng là ao hồ, mương rãnh, đầm bàu, ruộng đồng, quanh năm gần như lúc nào cũng có sẵn nguồn thức ăn dành cho chúng:

Thực vật thủy sinh

Trong bàu đìa, ao hồ và ngay trong đồng ruộng cũng có vô số loài thực vật thủy sinh mọc từng bè, từng mảng lớn nhỏ mà đa số nổi lềnh bềnh trên mặt nước. Tùy từng loại mà thân hay lá hoặc rễ củachúng là thức ăn của cá rô đồng và nhiều loài cá (lồng khác.

Về rong tảo thì có rong đuôi chồn (Hydrilla Verticilata), rong lá ngò (Calomba caroliniana Gray), rong lá liễu (Patamogeton pusillus)…

Các loại bèo như bèo cái (Pistia Stratiotes L.) còn gọi là bèo tai tượng, thuộc họ ráy. Bèo cái sống mọc nổi trong ao hồ thành từng đám lớn nhỏ, sinh sản bằng cách cây mẹ mọc ra nhánh ngang rồi từ đó nẩy chồi thành cây con, kết hợp thành từng đám lớn. Bèo tấm (Lem-na), bèo dâu (Azolla). Trong những bàu đìa rộng lớn còn có bèo tây, còn gọi bèo Nhật Bản (Eichhornia crassipes solms)…

Rồi rau muống – thứ rau dùng xào, luộc… là thức ăn quen thuộc trong mâm cơm của nhiều gia đình (Ipomoca aquatica), rau ngổ – thứ rau mọc nổi trên ao hồ, bàu đìa mà lá non ăn được (Enhydra fluctuans L.); rau dừa nước — thứ rau mọc hoang dại, là một vị thuốc dân gian (tên khoa học Jussiaca repens L.), rau Mác (Sagittaria)…

Đó là chưa kể đến các loại cỏ nước, rồi hột cỏ, mày bông lúa…

Hướng dẫn nuôi cá rô đồng
Hướng dẫn nuôi cá rô đồng

Động vật phù du

Trong môi trường sống của cá rô đồng, nếu ao hồ, đồng ruộng có nước tù đọng lâu ngày thì sẽ sảnsinh ra vô số các loài dộng vật phù du, vốn là thức ăn bổ dưỡng vô cùng khoái khẩu đối với nhiều loại cá đồng nói chung, cá rô đồng nói riêng.

Bo bo

Còn gọi là con đỏ, trứng nước hay hồng trần (tên khoa học là Moina macrocapa), khắp ao hồ mương rãnh nào cũng có giống này sinh sống với số lượng nhiều vô số. Mỗi sáng sớm, chúng nổi lên thành từng đám dày đặc hàng tỉ tỉ con màu đỏ hoặc xanh.

Bo bo có kích thước rất nhỏ, nhỏ đến nỗi mắt thường không thể trông thấy được chúng, vì cả trăm ngàn con mới cân được 100gr. Bo bo sinh sản quanh năm và đời sống của chúng chỉ ngắn ngủi độ hai tuần lễ mà thôi.

Sự sinh sản của bo bo qua hai cách: vô tính hay hữu tính.

Sinh sản vô tính chỉ xảy ra trong mùa mưa khi ruộng đồng đầy nước. Vào mùa mưa, bo bo cái không cần con đực phối giống mà vẫn đẻ trứng được. Có điều những bọc trứng này chỉ nở ra toàn bo bo cái mà thôi.

Còn sinh sản hữu tính là bo bo đực và cái phối giống với nhau, sau đó đẻ ra bọc trứng (trong bọc cómười trứng đã được thụ tinh). Bên ngoài trứng có vỏ bọc, còn bên trong chứa nhiều chất bổ dưỡng để bo bo con nhờ đó mà sống dược mấy ngày đầu.

Nếu trứng nở ra vào mùa mưa, môi trường sống có sẵn thức ăn dồi dào thì bọc trứng nở ra bầy bo bo con đực cái đầy đủ.

Ngược lại, trứng đẻ ra mà gặp trời nắng hạn, ao hồ đều cạn khô nước thì bọc trứng đó vẫn sống, chờ mùa mưa đến mới nở ra con.

Do bo bo là thức ăn bổ dưỡng của cá rô, nhất là cá rô bột, nên ta có thể nuôi bo bo cho sinh sản để làm thức ăn nuôi cá này. Dụng cụ nuôi là lu, khạp hay thau, chậu… trong đó đổ gần đầy nước rồi vớt một ít con giống dưới ao hồ, mương rãnh về nuôi. Thức ăn nuôi chúng chỉ giản dị là một miếng nhỏ lòng đỏ trứng luộc, hay một miếng nhỏ chuối chín đủ nuôi chúng trong vài tuần. Trong thời gian ngắn, trong dụng cụ nuôi đã có vô số bo bo con. Hằng ngày, ta dùng vợt vớt lên cho cá rô ăn dần.

Lăng quăng

Còn gọi là bọ gậy hay cung quăng, là ấu trùng của nhiều loài muỗi như Aedes và Culex. Muỗi đẻ trứng khắp đồng ruộng mương rãnh, nơi có nước tù đọng, và cả lu khạp chứa nước uống của người. Trứngmuỗi nở ra lăng quăng, nổi trên mặt nước  thành từng về lớn trong điều kiện yên tĩnh. Nếu thấy bóng người xuất hiện hay bị động thì tất cả đồng loạt lặn sâu xuống tận đáy. Chỉ khi nào quang tảnh yên tĩnh trở lại, chúng mới trồi lên mặt nước như cũ. Lăng quăng là thức ăn khoái khẩu của cá rô đồng và nhiều loại cá đồng khác.

Bọ độc nhãn

Bọ độc nhãn Cyclops, còn gọi là bọ một mắt, thuộc lớp giáp xác, ngành chân khớp là động vật phù du có thân mình rất nhỏ, mắt thường không trông thấy được. Đây là thức ăn bổ dưỡng cho cá rô đồng mọi lứa tuổi, nhất là cá bột.

Rận nước

Rận nước Daphnia thuộc bộ râu chỉ Cladocera, lớp giáp xác Crustaca thân nhỏ sống nhiều ở các mương rãnh, ao hồ nước tù đọng.

Đó là chưa nói đến các loài tôm tép, cá con, các động vật không xương sống như trùng bánh xe, trùng cỏ, ốc, giun ống…

Giun ống

Còn gọi là trùn chỉ, thuộc họ Tubiíìcidae, ngành giun đốt Annalidae. Mình giun ống màu đỏ bầm,thân dài khoảng 5cm, sống ở ao hồ cống rãnh, nơi có nhiều chất hữu cơ thối rữa. Chúng sống bám víu vào nhau thành từng nùi lớn cả ngàn vạn con…

Động vật bay trong không khí

Tuy sống dưới nước nhưng cá rô đồng cũng tìm được nguồn thức ăn là những động vật bay trong không khí. Những động vật này không phải tự nhiên dẫn xác xuống nước làm mồi cho cá ăn mà thường là do hoàn cảnh đưa đẩy, như trôi theo nước mưa từ bờ xuống ruộng, như đậu trên các lá cỏ gie là đà sát mặt nước… Thứ mồi ngon này nhiều nhất là kiến, cào cào, châu chấu, bọ ngựa, chuồn chuồn, dế dũi, dế nhà, dế than…

Phân động vật

Trong ao hồ nuôi cá rô đồng, ta thường cho cá ăn thêm phân động vật như phân heo, phân trâu bò, gà vịt.

Loại phân chuồng này lúc đầu khi đào ao mới hay cải tạo ao cũ đã được bón lót khắp bề mặt ao hồ vài ba tuần trước khi thả cá vào nuôi. Chỉ khi cho nước vào ao ngâm trong một vài tuần, khi nào thấy các động vật phù du xuất hiện nhiều thì mới biết chắc là nước trong ao hồ đó đã có mầm sống thì mới yên tâm thả cá vào nuôi.

Và trong ao nuôi, thỉnh thoảng ta vẫn cung cấp thêm phân chuồng tươi làm thức ăn bổ sung cho cá rô.

♥♥♥ ⇒⇒ Nếu bạn cần sách KỸ THUẬT NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG  để vững tin hơn trên con đường chăn nuôi tôm của mình thì ấn tải về ngay bên dưới nhé, chúc bạn sớm thành công trên con đường mình đã chọn.

NUT_DOW

Bà con có thể để lại ý kiến thắc mắc của mình tại đây