Hướng dẫn nuôi cá rô đồng

Giới thiệt tập tính cá rô đồng trong chăn nuôi

Mỗi loài vật trên đời này đều có một tập tính riêng, không loài nào giống với loài nào. Vì vậy, muốn nuôi chúng được thành công như ý, không cách gì tốt hơn là phải cố tìm hiểu một cách thấu đáo về tập tính của chúng. Ai lơ là điều này coi như người ấy phải nếm mùi thất bại.

Với giống vật sống hoang dã, bắt về nuôi mà chúng sống được đã là việc khó. Còn thuần hóa chúng, ép chúng sinh sản được trong môi trường nuôi nhốt, nhất là cho sinh sản nhân tạo lại là việc khó khăn gấp bội…

Thế nhưng, nếu trước đó ta tìm hiểu rõ được tập tính của chúng thì việc thuần hóa lại trở nên rất dễ dàng. Coi như ta đã nắm chắc được trong tay chiếc chìa khóa kỳ diệu giúp mở được cánh cửa thành công…

Nuôi cá rô đồng muốn được thành công ta cũng phải tìm hiểu rõ tập tính của chúng. Nói chung, tập tính của cá rô đồng cũng có nhiều điểm gần giống với cá lóc.

Hướng dẫn nuôi cá rô đồng
Hướng dẫn nuôi cá rô đồng

Môi trường sống

Cá rô đồng là loài cá nước ngọt chịu được phèn nhẹ, có khả năng thích nghi với môi trường sống rất tốt.

Người ta gặp chúng sống ở ruộng cạn lẫn ruộng sâu, sống trong mương lạch và cả bàu đìa rộng lớn, bất kể các mùa nóng lạnh ra sao.

Vào mùa mưa, ruộng đồng no nước, cá rô đồng thích ẩn mình dưới những bè cỏ nước, rong đuôi chó, đám rau muống hay lục bình để tránh nóng và tìm nơi yên tĩnh để sống.

Còn trong những tháng nắng hạn, nếu không thoát khỏi những đám ruộng khô cằn nứt nẻ thì cá rô đồng biết lủi chui xuống lớp sình lầy bên dưới sống một thời gian dài để chờ mùa mưa đến. Nhờ vào thiên tính đó mà loài cá này không bị chết khô trên các thửa ruộng khô cằn.

Trời còn phú cho cá rô đồng có khả năng sống được lâu trên cạn, nơi không có nước đến năm bảy ngày liền mà không bị chết khô, do có cơ quan hô hấp phụ trên mang giúp chúng thở được khí trời, miễn là môi trường sống đó bảo đảm lúc nào cũng ẩm ướt. Thế nhưng, cá rô đồng cũng có khả năng chịu lạnh khá giỏi, dưới 18 độ c chúng mới bị chết cóng, về khả năng chịu lạnh này, cá rô thua cá lóc.

Di chuyển được trên cạn

Cá rô đồng do mạnh sức nên ngoài khả năng lao nhanh trong nước khi trốn chạy, chúng còn có biệt tài di chuyển được trên cạn từng quãng ngắn một cách lẹ làng và tài tình. Cá rô đồng có khả năng di chuyển được trên cạn nhờ vào bộ vảy cứng và vi kỳ cứng chắc giương ra chống chỏi, nên nó mới có thể quẫy mình lóc đi trên cạn không khác gì cá lóc trườn mình trên đất.

Nhờ có khả năng hô hấp bằng khí trời như ta đã biết, nên dù có ở trên cạn lâu cá rô đồng cũng không dễ chết. Nhờ đó mà muốn thoát khỏi nơi ruộng cạn xâm xấp nước để tìm đến sống ở các ruộng sâu, cá rô đồng liền lóc lên bờ và quẫy mình đi tới nơi chúng muốn đến.

Có tài phóng cao

Cá rô đồng cũng có khả năng phóng mình lên khỏi mặt nước như cá lóc, cá chép, tất nhiên mức độ phóng cao của chúng không cao bằng cá lóc.

Vì vậy, nuôi cá rô đồng trong ao hồ mà bờ bao thấp sẽ khó cầm giữ được chúng. Thường thì lúc trời đang chuyển mưa, hoặc trong cơn mưa, cá rô đồng mới phóng mình ìên cao cố vượt qua khỏi bờ ao để mong thoát ra khỏi môi trường sống cũ mà tìm đến chỗ ở mới có nhiều thức ăn hơn. Khi vượt qua khỏi bờ ao, rô đồng sẽ nương theo thế đất trơn trợt lóc mình di chuyển tới rất nhanh…

Tập tính ăn uống

Cá rô đồng là loài ăn tạp, ăn cả thức ăn có nguồn gốc thực vật và động vật, nhưng chúng ăn thức ăn động vật nhiều hơn. Loài cá này rất háu ăn, dạn mồi nên thường dễ bị dính câu. Chúng ăn mồi từ sáng đến tối, cả ngày lẫn đêm. Bằng chứng là đi cắm câu ban đêm vẫn câu được cá đồng với số lượng nhiều.

Chỉ trừ những lúc trời Yần vũ chuyển mưa, hoặc trong cơn mưa, cá rô đồng mới không chịu ra ăn mồi, vì lo tìm nơi ẩn núp.

Đi ăn theo bầy đàn đông đúc

Cá rô đồng mỗi khi đi tìm mồi thường không đi lẻ từng con, hoặc đôi ba con mà rồng rắn kéo nhau đi cả đàn hàng trăm con. Trong đàn có một số con có nhiệm vụ dẫn đầu, và tất cả lục đục theo sau. Chỉ cá rô lớn (cá rô mề) mới đi kiếm ăn lẻ tẻ, đàn một vài con, và khi gặp mồi cũng đớp bạo như những cá rô khác.

Thói quen kéo nhau đi ăn cả bầy đàn đông đúc hình thành từ lúc cá mới được một hai tuần tuổi (cá rô hạt bưởi) thân mình chỉ lớn bằng cái móng tay.

Do cá rô đồng có tập tính đi ăn cả bầy đàn nên đi câu hay đặt lờ mà đón trúng bầy cá thì coi như ngày đó gặp may! Nhiều người thích vác cần đi câu cá rô là vì vậy.

Tìm chỗ đẻ thật yên tĩnh

Mùa sinh sản của cá rô đồng cũng trùng với mùa sinh sản của các loài cá khác: đó là mùa mưa. Khi mùa mưa đến chừng vài tháng thì cá đã bắt đầu đẻ trứng.

Cá rô đồng thích chọn những vùng nước thật yên tĩnh, nơi có sẵn những bè rong cỏ hay bụi lúa để làm nơi đẻ trứng. Mỗi lứa, cá rô đẻ được từ babốn ngàn đến ba bốn chục ngàn trứng, tùy vào cá rô mẹ có thân mình nhỏ hay lớn.

Được biết, trong khi đẻ trứng nếu có tiếng động mạnh xảy ra, hoặc có cá dữ khác đến quấy rối thì sẽ khiến cá mẹ sợ hãi mà ngưng đẻ.

Có thể quên được tính hoang dã

Như phần trên chúng tôi đã trình bày, loài cá rô đồng tuy dễ thích nghi với môi trường sống, bằng chứng là nơi đồng cạn đồng sâu gì cũng đều có sự hiện diện của chúng. Nhưng mỗi khi trời vần vũ chuyển mưa hoặc có trận mưa rào là có nhiều con rô thích tìm đến nơi mới có mực nước sâu hơn mà sinh sống. Chúng lợi dụng thế đất trơn trợt để lóc mình qua bờ ao mà đi.

Thế nhưng, nhiều thí nghiệm cho thấy với cá rô đồng sinh sản nhân tạo, nếu được nuôi trong môi trường thích hợp, được cho ăn no đủ thì chúng tỏ ra an phận, chịu ở yên trong ao hồ, dù trời mưa cũng vậy, không lóc đi nơi khác như bản tính tự nhiên của dòng giống chúng. Sự biến đổi tập tính đó của cá rô đồng (sinh sản nhân tạo) không gặp được ở nhiều giông cá nuôi khác.

Thuộc giống cá dữ

Cá rô đồng có hai hàm răng sắc bén và khỏe nên chúng dễ dàng săn bắt được những cá con,những động vật không xương sống để ăn thịt. Vì vậy chúng bị xem là loài cá dữ nhií cá lóc, cá trê. Nhưng, mức độ “dữ” này có phần giới hạn.

Do lẽ đó, mỗi khi đào ao hồ để nuôi dưỡng cá bột, cá con nói chung, người ta lo tìm mọi cách để trừ khử hết những loài cá dữ như lóc, trê… trong đó có cả cá rô đồng. Một trong những cách trừ khử các loài cá dữ mà nhiều người áp dụng là tháo nước cạn ao rồi phơi ao dưới nắng nhiều ngày…

Không nuôi giữ con

Sau khi đẻ xong ổ trứng, cá rô đồng không có tập tính sống quanh quẩn gần bên ổ trứng của nó để canh giữ như cách làm của các loài cá khác, như cá lóc chẳng hạn. Mái đẻ xong, cá trống liền tiến tới rưới tinh lên ổ trứng là xong nhiệm vụ của nó.

Đến khi bầy con chui ra khỏi vỏ trứng, cá rô bố mẹ cũng không biết cách canh giữ con, không biết dẫn dắt bầy cá bột đi tìm mồi trong suốt thời gian mấy tuần đầu như cá lóc.

Vì vậy, chúng ta không ngạc nhiên khi biết số trứng cá đẻ ra thì nhiều, nhưng số con trưởng thành còn lại đâu có được bao nhiêu!

Việc không biết nuôi giữ con của loài cá rô đồng ít thấy ở các loài cá khác.

Chỉ ăn mồi lơ lửng trong nước

Tập tính của cá rô đồng là không lùng sục dưới đáy ao hồ để tìm thức ăn lắng sâu dưới đó, trừ trường hợp chúng bị đói lâu ngày. Sở thích của chúng là tìm thức ăn ở dạng lơ lửng trong nước như phiêu sinh vật chẳng hạn.

Ăn được thức ăn chế biến

Nuôi trong ao hồ, cá rô đồng vẫn ăn được thức ăn chế biến gồm bột cá tạp, tôm tép, sò ốc, bột đậu nành và phụ phế liệu của nhà máy chế biến gia súc…

♥♥♥ ⇒⇒ Nếu bạn cần sách KỸ THUẬT NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG  để vững tin hơn trên con đường chăn nuôi tôm của mình thì ấn tải về ngay bên dưới nhé, chúc bạn sớm thành công trên con đường mình đã chọn.

NUT_DOW

Bà con có thể để lại ý kiến thắc mắc của mình tại đây