Kỹ thuật nuôi cá rô đồng

Nguồn thức ăn nhân tạo nuôi cá rô đồng

Ngoài nguồn thức ăn có sẵn trong tự nhiên, cá rô đồng nuôi trong ao hồ còn ăn được loại thức ăn nhân tạo.

Nếu chỉ nuôi với số lượng ít chừng năm bảy trăm con cá trở lại, chủ nuôi có thể cho ăn cám công nghiệp, hoặc cơm nguội, lúa nấu nở búp để nguội cho ăn… Còn nuôi với số lượng cá nhiều thì phải nghĩ đến việc chế biến nguồn thức ăn nhân tạo để nuôi cá.

Thức ăn nhân tạo gồm có đạm động vật chế biến từ bột cá, bột ruốc, cá tạp, đầu tôm, các phế phẩm từ chế biến hải sản và các phụ phẩm từ các lò mổ… Và nguồn đạm thực vật từ bột bắp, cám tấm gạo, đậu nành, khoai mì, các loại rau xanh…

Bắp

Bắp làm thức ăn nuôi cá rô đồng là bắp hột được xay nhuyễn và nấu chín. Bắp là thực phẩm giàu năng lượng và nhiệt lượng, là loại nông sản được trồng nhiều và trồng quanh năm khắp mọi miền tại nước ta, màgiả cả lại rẻ. Trong bắp có hàm lượng tinh bột cao và chứa nhiều Vitamin như Vitamin A, B1, B2.

Kỹ thuật nuôi cá rô đồng
Kỹ thuật nuôi cá rô đồng

Tấm gạo

Tấm gạo là một phần hột gạo bị sứt mẻ khi xay xát cho trắng. Tấm gạo dành để nuôi cá là loại tấm gạo hột nhỏ giá rẻ. Tấm gạo chứa ít chất béo, nhưng lại có đến 71 phần trăm chất bột đường, chất dinh dưỡng nhiều hơn bắp. Tấm gạo làm thức ăn nuôi cá rô đồng thường được nấu chín chung với nhiều nguyên liệu khác như bắp, cám, xác đậu nành…

Cám gạo

Cám gạo là thức ăn rất tốt để nuôi cá rô đồng. Cám gạo là lớp vỏ lụa bao bọc bên ngoài hột gạo bị tróc ra do xay xát, đâm giã mà có. Cám gạo được bán với giá rẻ và có quanh năm với số lượng nhiều, thường dùng vào việc chăn nuôi gia cầm, gia súc. Trong cám gạo có nhiều chất dinh dưỡng: khoảng 50 phần trăm chất bột đường, mười phần trăm chất béo, và nhiều vitamin mà không có thứ mễ cốc nào thay thế được. Cám gạo có hai loại: cám to và cám nhuyễn. Cám to còn gọi là cám gạo trà có hàm lượng chất xơ cao hơn cám nhuyễn, nhưng thành phần dinh dưỡng lại ít hơn cám nhuyễn. Trong khi đó, cám nhuyễn còn gọi là cám lau lại nhiều chất dinhdưỡng hơn, nên có giá dắt hơn. Cám gạo do có độ ẩm cao nên khó bảo quản, nhất là cám nhuyễn. Cám để lâu ngày thường bị vón cục, ôi mốc, hôi dầu mất chất dinh dưỡng, cho cá ăn dễ bị ngộ độc. Nên dùng thứ cám mới có mùi thơm, vị ngọt để làm thức ăn nuôi cá rô đồng.

Bột khoai mì

Củ khoai mì tươi sau khi lột bỏ vỏ rồi ngâm nước trong vài ba ngày (mỗi ngày cần thay nước mới vài ba lần) để xả độc rồi xắt lát ra phơi khô nhiều nắng. Những lát mì khô nếu được bảo quản tốt có thể trữ được cả năm mà không bị mốc meo. Cũng như các loại khoai, bắp, khoai mì được trồng nhiều tại nước ta, có sẵn quanh năm và bán với giá rẻ. Để làm thức ăn nuôi cá rô, ta lấy khoai mì lát khô này nghiền ra thành bột, khi nấu chín sẽ tạo độ kết dính với các thành phần thức ăn khác, giúp cá ăn ngon miệng hơn. Nuôi cá có thể dùng xác mì hay bã mì là phụ phế phẩm đã lấy đi tinh bột từ củ khoai mì cho cá ăn, với giá rẻ.

Xác đậu nành

Còn gọi lặgbã đậu nành là phụ phế phẩm đã lấy đi tinh bột từ hột đậu nành để làm tàu hủ hoặc chế biến sữa đậu nành. Tuy là xác bã nhưng trongđó vẫn có hàm lượng protein và chất béo cao nên dùng làm thức ăn nuôi cá rô đồng rất tốt. Xác đậu nành thường có thể mua với giá rẻ.

Các phụ phẩm từ chế biến hải sản

Các loại cá tạp, tôm tép, con ruốc, cua đồng, ốc bưu vàng, đầu tôm… và nhiều phụ phẩm từ chế biến hải sản khác được chế biến thành bột (bột cá) hay xay nhuyễn rồi nấu chín làm thức ăn nuôi cá rô.

Các phụ phẩm từ các lò mổ

Thịt vụn, huyết và các phần nội tạng của trâu bò, heo gà… đem chế biến thành bột (bột thịt) làm thức ăn nuôi cá rất tốt. Bột thịt thường được sử dụng với số lượng ít, vì khá đắt tiền so với bột cá.

Rau xanh

Trong thức ăn chế biến nuôi cá rô đồng còn có các loại rau xanh như rau muống, rau lang, bắp cải, lá đậu nành, đậu ma, bình linh, lá su hào, lá khoai mì… Các thứ rau xanh này có chứa nhiều khoáng chất, đạm thực vật và các loại vitamin cần thiết cho sự tăng trưởng của cá. Rau xanh được xắt hay băm nhỏ rồi nấu chung với các nguyên liệu khác như bộtbắp, tấm gạo, cám gạo, bã đậu nành… rồi để nguội mới cho cá rô ăn.

Bổ sung vitamin

Trong các nguyên liệu dùng làm thức ăn chế biến cho cá rô đồng như bột bắp, tấm cám gạo, rau tươi… đều có chứa nhiều loại vitamin cần thiết cho sự sinh trưởng của cá nuôi. Tuy vậy, theo định kỳ hàng tuần hay hàng tháng ta nên bổ sung thêm một lượng nhỏ vitamin c (chừng 1g/kí thức ăn và cho ăn vài bữa liên tiếp) vào khẩu phần ăn của cá để giúp cá nuôi trong ao hồ tăng thêm sức đề kháng mà chống chọi lại với các loại bệnh tật.

Về công thức khẩu phần ăn của cá rô đồng thường được chú trọng sao cho có độ đạm cao để giúp cá nuôi mau lớn, và có sức đề kháng cao. Công thức được nhiều người áp dụng như sau:

Bột bắp: 15 phần trăm.

Cám gạo: 20 phần trăm.

Tấm gạo: 5 phần trăm.

Khoai mì: 10 phần trăm.

Bã đậu nành: 10 phần trăm.

Bột cá: 20 phần trăm.

Rau tươi: 17 phần trăm.

Bột lá gòn: 3 phần trăm.

Các nguyên liệu trên sau khi được nghiền nhỏ thành bột, trộn theo tỷ lệ rồi nấu chín với nước. Sau cùng thành một hỗn hợp sền sệt vừa đặc vừa dẻo (Bột lá gòn và bột khoai mì tạo độ kết dính).

Khi thức ăn nguội, ta chiết ra thành từng phần nhỏ hoặc ép thành viên vừa với miệng cá thả xuống nước cho cá ăn.

Thức ăn chế biến bằng cách nấu chín cho cá ăn chỉ nên cho ăn vừa đủ trong ngày. Số dư ra dù ít hay nhiều cũng nên đổ bỏ, đừng tiếc. Nếu số lượng thức ăn quá dư, cá ăn không hết chỉ làm ô nhiễm nguồn nước, gây độc hại cho cá nuôi.

♥♥♥ ⇒⇒ Nếu bạn cần sách KỸ THUẬT NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG  để vững tin hơn trên con đường chăn nuôi tôm của mình thì ấn tải về ngay bên dưới nhé, chúc bạn sớm thành công trên con đường mình đã chọn.

NUT_DOW

Bà con có thể để lại ý kiến thắc mắc của mình tại đây