Nghề chăn nuôi cá rô đồng

Phương pháp nuôi cá rô đồng thương phẩm hiệu quả

Cá rô đồng là giống cá nước ngọt, thịt thơm ngon lại lành tính nên đàn bà nằm cữ (sanh đẻ) hay người bệnh vẫn ăn được. Vì lẽ đó nên cá rô đồng ít khi bị ế chợ, mà lúc nào cũng bán được giá cao hơn nhiều giống cá đồng khác, kể cả cá lóc, cá trê…

Xưa nay, trong nghề chăn nuôi thủy sản, có lẽ nghề nuôi cá rô đồng được nhiều người ưa chuộng nhất. Vì lẽ đã tốn vốn ít lại nhiều lời. Nhất là ở vùng cạnh sông nước và quanh năm có sẵn nguồn thức ăn dồi dào để nuôi cá rô đồng như cá tạp, tôm tép, cua ốc…

AO NUÔI CÁ RÔ THƯƠNG PHM

Nuôi cá rô thương phẩm bằng ao đất, giống như ao nuôi cá rô giống, hoặc như ao nuôi các cá đồng khác. Có điều diện tích ao thường rộng lớn hơn, vì nuôi cá rô thương phẩm phải nuôi với số lượng nhiều hàng tấn, nên dù nuôi ở ao nhỏ cũng cần có diện tích cả trăm mét vuông trở lên. Trừ trường hợp nuôi theo hộ gia đình, nuôi cá ăn thì lại khác.

Thường muốn đến mùa thu hoạch mà bán được một vài tấn cá rô thương phẩm trở lên thì phải nuôi nhiều ao, và có thể sử dụng ao lớn đến cả ngàn mét vuông.

Do nuôi một lứa cá rô thương phẩm phải kéo dài đến năm sáu tháng, có khi cả năm, nên trước khi thả cá con vào nuôi, ta cần phải tu bổ lại bờ bộng cho chắc chắn, tránh sạt lở nửa chừng làm thất thoát cá thì lỗ to!

Nghề chăn nuôi cá rô đồng
Nghề chăn nuôi cá rô đồng

Giống cá rô tuy không biết đào hang để sống, nhưng nó lại có tập tính thích phóng cao và lóc qua bờ bao của ao hồ để di chuyển đến nơi ở mới, vì vậy ao nuôi cá rô bờ bao phải cao và chắc. Hơn thế nữa, bên trên bờ còn phải giăng rào lưới để ngăn chặn cá nuôi trong ao không có lối đào thoát ra ngoài, đồng thời cũng ngăn ngừa các loài địch hại bên ngoài như cá lóc, rắn, rái cá… không có lối xâm nhập vào hồ.

Ngoài ra, dọc bên bờ bên trong đáy ao còn phải đào những mương lớn với bề ngang 0,8 mét và chiều sâu độ 0,5 mét để khi thu hoạch, tháo hết

nước ra ngoài, cá trong ao sẽ dồn xuống hết mương này, ta lưới lên bắt hết.

Về cống bộng, mỗi ao nuôi cá rô thương phẩm phải đặt cống xả tràn và cống xả cạn:

Cống xả tràn: Cống này đặt cao hơn mặt nước ao từ 30-40cm. Công dụng của loại cống này là xả nước trong ao ra ngoài kịp thời mỗi khi bị mưa to. Nhờ đó mà tránh được cảnh nước ao quá đầy mà tràn bờ, hay làm sạt bờ khiến cá nuôi bên trong theo đó mà đào thoát hết ra ngoài.

Cống xả cạn: Cống này đặt gần sát với mặt đáy của ao, nhưng vẫn có độ cao hơn mực nước ròng ở ngoài sông rạch. Công dụng của cống xả cạn là xả cạn nước trong ao chảy hết ra ngoài để thu hoạch cá thương phẩm hiệu quả hơn, khỏi phải bơm hay tát nước ra ngoài tốn hao sức lực.

Xin được lưu ý là dù ao có diện tích rộng hay hẹp thì đất bên ngoài thành ao cũng nên nên kỹ để tránh sạt lở, củng cố vách ao thêm độ bền chắc hơn.

Với cống xả tràn, miệng cống phía trong ao lúc nào cũng được bịt kỹ bằng tấm lưới cước hay lưới kẽm mắt nhỏ để cá nuôi trong ao không theo cống mà đào thoát ra ngoài mỗi khi nước ao dâng cao do mưa to hay triều cường.

Với cống xả cạn, cả hai miệng cống phía trong và ngoài ao đều cần bịt lại thật kín. Chỉ khi thu hoạch cá cần xả cạn nước ao mới tháo hết các nút chặn này ra.

Ao nuôi cá rô thương phẩm chung quanh cũng đắp bờ bao cao chừng 0,5m. Nhưng, bao nhiêu đó thôi vẫn chưa đủ ngăn chặn tài lóc lên bờ để thoát đi của cá rô. Vì vậy bên trên dọc quanh chu vi bờ bao ta còn giăng hàng rào lưới kẽm mắt nhỏ (hoặc lưới cước) với chiều cao cả mét nữa mới yên tâm.

Ngoài ra, sát vách ao phía trong, sát dáy ao, ta đào mương với chiều ngang chừng 0,8m và chiều sâu 0,5m để khi thu hoạch, nước ao bị tháo cạn thì tất cả cá trong ao sẽ dồn hết xuống mương này, giúp ta bắt được trọn bầy lại nhanh, đỡ cực nhọc.

CÁ RÔ GIỐNG NUÔI THƯƠNG PHM

Cá rô đồng thương phẩm ngoài thị trường có nhiều cỡ lớn nhỏ khác nhau. Và tùy đó mà có giá bán khác nhau. Loại cá nhỏ 500-700 con một kí tuy giá bán có rẻ, nhưng thời gian nuôi lâu hơn và nếu nuôi không đúng kỹ thuật thì tỷ lệ hao hụt sẽ nhiều.

Còn. loại cá giống lớn hơn thì đắt tiền, nuôi thu hoạch nhanh, nhưng phải tốn nhiều vốn nên mức lời lại không cao. Vì vậy, nuôi cá rô đồng thương phẩm, nhiều người thích chọn cỡ cá từ 300-500 con một kí. Và loại này đã được sáu bảy tuần tuổi, nếu không bị thương tật thì dễ nuôi, sống nhiều mà thời gian nuôi cũng không lâu, khoảng bốn hay năm tháng nữa.

Khi mua cá giống nên lựa những con khỏe mạnh, không dị tật, mình không bị xây xát. Và cần nhất là nên chọn cá có cùng kích cỡ với nhau để nuôi chung hồ, như vậy cá mới mau lớn và lớn đều.

Nếu trong một hồ mà nuôi chung cá lớn lẫn cá bé thì cá lớn sẽ tranh ăn thức ăn của cá bé, lại còn rượt đuổi gây thương tật trầy vi tróc vảy, có khi còn ăn thịt lẫn nhau.

Trong ao, để cá mau lớn, ngoài việc đến bữa cung cấp thức ăn bổ dưỡng và no đủ, ta nên thả nuôi với mật độ vừa phải: từ 10-15 con một mét vuông ao mà thôi. Nếu nuôi với mật độ dày vài ba mươi con một mét vuông ao thì cá sẽ chậm lớn, vì môi trường sống của chúng quá chật chội lại ô nhiễm.

THỨC ĂN NUÔI CÁ RÔ THƯƠNG PHM

Nuôi cá rô đồng thương nghiệp nếu nuôi với thức ăn công nghiệp thì rất ‘khỏe’. Tới bữa là cứ vào kho lấy thức ăn viên ra ao rải đều cho cá ăn. Cho cá ăn theo cách này thì với sức một người có thể đảm trách được đến cả chục ao cá lớn cũng không hề biết mệt!

Thế nhưng, nuôi cá thương phẩm chỉ với thức ăn công nghiệp thì mức lời sẽ không cao. Chỉ cần khi thúc cá mau lớn, nhiều người mới dùng thức ăn công nghiệp cho cá ăn bổ sung trong bữa tối mà thôi.

Nuôi cá rô đồng thương nghiệp chủ yếu là với thức ăn chế biến. Nếu tận dụng được nguồn thức ăn có sẵn tại địa phương để chế biến thức ăn nuôi cá thì phí tổn chi cho vấn đề thức ăn sẽ giảm bớt rất nhiều.

Mọi thứ nguyên liệu từ nguồn thức ăn động vật như cá tạp, tôm cua, ốc, cá phụ phế phẩm từ lò mổ, từ các cơ sở chế biến thủy sản… và từ nguồn thức ăn thực vật như rau muống, rau lang, bìm bìm, lá sắn, rồi bắp, đậu, tấm cám gạo… sẽ được nghiền nát hoặc xay thành bột rồi cân lường theo công thức khẩu phần ăn của cá. Sau đó, tất cả được nấu chín rồi để nguội cho cá ăn.

Khi cho cá rô đồng ăn ta phân nhỏ thức ăn ra thành từng phần nhỏ trước khi rải đều khắp mặt nước ao. Từ đó, thức ăn tan ra trong nước và trôi lơ lửng chờ cá đến ăn. Quí vị cũng biết, cá rô đồng thích ăn loại mồi lơ lửng trong nước này.

Ngoài thức ăn chính là thức ăn chế biến, cá rô (lồng thương phẩm cũng ăn loại thức ăn tự nhiên có .sẵn trong môi trường sống của chúng như các phiêu sinh vật, các động vật nhuyễn thể, các loại rong tảo…

Ngoài ra, hàng tuần hay nửa tháng một lần, ta cho cá rô đồng ăn thêm thức ăn phụ là phân chuồng như phân heo, phân trâu bò… Phân được đổ xuống một góc ao cho cá tự tìm đến ăn.

Được biết, trong phân bò có chứa nhiều vitamin c và nhiều chất bổ dưỡng khác. Nhiều thí nghiệm cho thấy gà mái được ăn nhiều phân bò sẽ đẻ sai hơn, trứng to hơn và nhiều cồ hơn.

Cá rô đồng thương phẩm nuôi đến tháng tuổi thứ sáu, thứ bảy đã lớn khoảng 100g/con (10 con/ kí)

Giống cá này càng sống lâu năm càng lớn xác, nặng cân hơn. Có điều nuôi lâu không lợi, nên thường nuôi đến lúc khoảng 10 con/kí hoặc 8 con/kí là đến kỳ thu hoạch, để còn tu bổ lại ao mà nuôi tiếp lứa sau.

CHĂM SÓC

Trong nghề nuôi cá, công việc chăm sóc không nhiều. Nhưng, cũng có nhiều việc cần được cập nhật hằng ngày như quan sát nước ao bẩn sạch ra sao, thức ăn của cá và sức khỏe của cá như thế nào để kịp thời có hướng xử lý.

Cũng có những công việc nặng nhọc như bờ bộng bị bể, bị sụp do triều cường hay mưa lũ thì cần phải ra sức khắc phục ngay. Nhưng, những công việc nặng nhọc này ít khi xảy ra và có thể tránh được, nếu trước khi nuôi cá ta đã cẩn thận tu bổ ao nuôi chắc chắn rồi.

Việc chăm sóc cho cá nuôi thường có những việc cần quan tâm như sau:

THAY NƯỚC AO

Con cá sống được nhờ nước. Nếu sống trong môi trường nước ô nhiễm độc hại thì cá dù khỏe đến đâu cũng không thể sống được. Vì vậy, nuôi cá ta không nên để môi trường nước nhiễm bẩn, nhất là khi đã thấy cá cùng trồi đầu lên mặt nước để thở do bị ngộp vì thiếu oxy. Do đó, trung bình nửa tháng ta nên thay nước ao một lần. Trong trường hợp nước ao mau bẩn thì tuần thay một lần, và nên tìm hiểu tại sao nước ao lại mau dơ như vậy để tìm cách khắc phục hữu hiệu.

Mỗi lần thay nước chỉ cần ‘rút ra’ một phần ba nước cũ, rồi bơm lượng nước bên ngoài vào đầy trở lại. Thay nước không khó, duy có cái khó là làm sao đừng để nhân việc thay nước này làm cá trong hồ thoát đi, và cá tạp và các loài địch hại bên ngoài có cơ hội tốt lọt vào ao sinh sống, vừa tranh giành thức ăn vừa giết hại cá rô nuôi.

Muốn tránh được việc này, tốt nhất là khi rút nước trong ao ra, ta nên dùng lưới cước mắt nhỏ bịt kỹ đầu ống lại để ngăn giữ cá nuôi trong ao không thể theo nước mà lọt ra ngoài. Và khi cấp nước vào, đầu ống phía đầu nguồn nước cũng phải bịt kỹ như vậy mới được.

KIỂM TRA THỨC ĂN SAU BỮA ĂN

Trên lý thuyết, lượng thức ăn cung cấp cho cá rô đồng bằng 5-7 phần trăm trọng lượng cá. Từ đó, ta tính phỏng ra được lượng thức ăn cần cung cấp cho cá mỗi bữa là bao nhiêu thì đủ.

Thế nhưng, thực tế có thể không đúng như vậy. Tốt nhất là 2 giờ sau mỗi bữa ăn của cá ta nên kiểm tra kỹ xem thức ăn còn thừa, thiếu ra sao. Nếu thiếu thì từ đó tới bữa tăng lượng thức ăn nhiều thêm, còn thừa thì bữa sau bớt lại. Thế nhưng, trong trường hợp đã bớt lượng thức ăn cho cá mà thức ăn vẫn thừa thì nên tìm hiểu liệu thức ăn đó có hợp khẩu vị của cá không? Thức ăn có mùi vị lạ không mà cá ‘chê’ không chịu ăn?

Xin được lưu ý quí vị là giống cá rô đồng có khả năng nhịn ăn lâu ngày mà không chết. Vì vậy, nếu thấy thức ăn có mùi vị lạ là chúng liền tẩy chay, thà nhịn đói chứ không chịu ăn. Trong trường hợp này ta nên tìm hiểu tại sao, và tìm hướng giải quyết gấp. Nhiều khi thức ăn đó vẫn ‘ngon’ nhưng vì thiếu Vitamin c hay thiếu một khoáng chất nào đó, không thích khẩu đối với cá nên chúng mới không chịu ăn.

KIỂM TRA CÔNG BỘNG, BỜ BAO

Công bộng đối với ao cá chẳng khác nào cửa ngõ của một ngôi nhà. cống bộng mà để sụp lở khiến nước ao bên trong thông với nước sông suối bên ngoài thì có khác gì nhà ở mà tất cả cửa ngõ bị hư?

Thật ra khi đào ao nuôi cá, phần cống bộng bao giờ cũng được chú trọng, làm kỹ. Thế nhưng, vào mùa mưa lũ hay những ngày có triều cường, công bộng dễ bị sụp lở do đất quanh đó bị xói mòn. Nếu việc này xảy ra cho ao cá thì mức thiệt hại quả là rất lớn.

Vì vậy, ta nên thường xuyên kiểm tra cống bộng, bờ bao, nhất là trong mùa mưa bão, lũ lụt. Để nếu gặp sự cố thì kịp thời cứu chữa ngay, giải quyết ngay. Mặt khác, dù thấy cống bộng còn nguyên vẹn, cũng nên ‘thăm’ lưới bao các miệng cống đó xem còn hay mất, hay sử dụng tiếp được hay không?

PHÂN LOẠI CỠ CÁ

Cá rô giống tuy khi thả nuôi vào ao có cùng kích cỡ bằng nhau. Thế nhưng, sau một thời gian nuôi chúng lại tăng trưởng không đều. Nếu cứ nuôi tiếp thì sẽ xảy ra hiện tượng cá lớn tranh mồi với cá bé, lại còn ăn thịt cá bé nên sự tổn thất càng ngày càng nhiều thêm.

Vì vậy, thường cứ sau hai tháng nuôi, bốn hay sáu tháng nuôi, ta phải lưới hết cá dưới ao lên để phân loại lớn nhỏ. Có thể thả cá nhỏ lại ao nuôi

tiếp, còn cá lớn chuyển nuôi sang ao khác cho chúng lớn đều.

THEO DÕI HOẠT ĐỘNG CỦA CÁ

Hằng ngày ta cũng nên theo dõi để biết sức khỏe của cá nuôi trong ao ra sao, qua mọi hoạt động của chúng như cách bơi lội, như cách ăn mồi. Đồng thời cũng theo dõi mức tăng trưởng của cá nhanh chậm ra sao để tùy đó mà có cách xử lý.

TĂNG LƯỢNG NƯỚC AO KHI CÓ DU HIỆU HAO HỤT

Nếu ta phát giác ra mực nước trong ao bị hao hụt, tụt xuống mức thấp hơn thường lệ, thì không thể xem thường, cần tìm hiểu xem hiện tượng này có phải do trời nắng quá nên nước ao bị bốc hơi? Hoặc là vách ao đã có lỗ mội?…

Tóm lại, việc chăm sóc các ao nuôi cá không nhiều, nhưng nhiều việc cần phải cập nhật theo dõi và giải quyết ngay. Ai coi nhẹ việc này sẽ dễ gặp thất bại.

THU HOẠCH CÁ RÔ ĐỒNG

Nuôi cá rô đồng cũng như nuôi một số giống cá đồng khác, thường có nhiều kỳ thu hoạch như:

Thu hoạch cá giống.

Thu hoạch cá thương phẩm.

THU HOẠCH CÁ GIỐNG

Từ lúc còn là cá bột được vớt nuôi sang ao ương, cho đến khi được 6 hay 8 tuần tuổi, là đến lúc thu hoạch cá rô đồng để bán cá giống.

Vào lứa tuổi này cá rô đã khôn lanh, nuôi dễ sống, và đạt được cỡ 300-500 con/kí nên bán nuôi làm giống hay nuôi thương phẩm là thích hợp.

THU HOẠCH CÁ THƯƠNG PHM

Cá rô đồng thương phẩm là cá đã đạt được cỡ 8-10 con/kí, tức cân nặng từ 100g đến 120g mỗi con. Để cá lớn được cỡ này ta phải nuôi từ 6 đến 8 tháng.

Cá rô cỡ này thị trường rất ưa chuộng, bán được giá cao vì xương mềm mà thịt cũng săn chắc thơm ngon. Loại cá này thường đã bắt đầu ‘ôm’ trứng.

Thường thì cá rô đồng đạt đến cỡ này chủ ao nào cũng muôn bán, vì có tiếp tục nuôi thêm cá cũng lớn chậm, tiêu tốn nhiều thức ăn nén không lời nhiều. Mặc dù ai cũng thừa biết rằng sức lớn của cá rô đồng tỷ lệ thuận với tuổi đời của chúng.

Bằng chứng cho thấy có những con cá rô đồng nuôi lâu năm (do bắt còn sót lại từ mấy lứa trước trong ao) to bằng bàn tay, nặng hơn nửa kí, gọi là cá rô mề. Loại cá to này thịt nhiều nhưng cứng xương, thị trường không chuộng.

Về việc thu hoạch cá rô đồng bán giống thường thì người ta sử dụng lưới để đánh bắt. Bắt theo cách này thì cá ít bị trầy xước, ít bị trầy vi tróc vảy nên nuôi lại không lo tật bệnh gì.

Thường thì với cá giống khi lưới lên, lựa ra con nào lớn thì bán nuôi giống (cho sinh sản), còn cá nào đèo đẹt, lớn chậm nhưng khỏe mạnh thì được thả lại vào ao nuôi tiếp.

Thu hoạch cá rô đồng thương phẩm người ta cũng dùng lưới để đánh bắt. số cá còn sót lại sẽ được tháo cạn nước ao để bắt tiếp cho hết. Nhưng, cách tốt nhất là tạo mương rãnh dọc sát phía trong bờ ao, để khi tháo cạn nước tận đáy ao, bao nhiêu cá trong ao còn sót lại sẽ dồn hết xuống mương đó cho ta dễ dàng lưới bắt đến cạn kiệt.

Cá rô đồng con nuôi làm giống, vừa lưới lên khỏi ao là phân loại ngay. Người mua sẽ lựa những con đạt chuẩn rồi thả vào các bao ny lông lớn cỡ 60x90cm, trong đó có chứa sẵn một phần ba nước sạch, rồi bơm dưỡng khí vào cho đầy bao, sau cùng cột chặt miệng bao lại để chuyển đi nơi khác rất an toàn.

Còn cá rô thương phẩm khi bắt lên khỏi ao sẽ được cho vào những dụng cụ chuyên dùng có chứa sẵn nước, sau đó chất lên xe hoặc ghe thuyền để chở thẳng về các vựa, các chợ…

May một điều là cá rô đồng có sức sống khỏe, nó có thể sống trên cạn nhiều ngày mà không chết, nhờ có cơ quan hô hấp phụ ở mang.

Còn nhớ ngày xưa – trước đây năm bảy chục năm, muốn thu hoạch cá thương phẩm, người ta chỉ biết cách bơm hay tát nước ao đến tận sát đáy. Sau đó, nhiều người cùng nhau lội xuống ao bắt cá bằng tay. Bắt được con lớn nhỏ nào cũng bỏ ngay vào giỏ.

Ao rộng chừng 100 mét vuông mà phải sử dụng đến cả chục người lội bì bõm xuống ao ngập ngựa sình lầy để bắt từng con cá một. Thế nhưng, giống cá rô có biệt tài lủi trốn dưới lớp bùn dày cả buổi trời mà không chết. Vì vậy, dù mọi người có giẫm đạp khắp nơi, không bỏ sót một ngóc ngách nào trong ao cũng không tài nào bắt được hết.

Bắt cá theo cách ngày xưa là một thú vui khôn tả. Người nào có phận sự lội xuống ao bắt cá thì họ lo làm phận sự của mình, còn những người khác, đa số là đàn bà trẻ con trong xóm trong làng lũ lượt kéo nhau đi xem. Họ đứng chật ních trên bờ, kẻ reo hò người chỉ trỏ khi phát hiện có con cá đang quẫy ở dưới ao.

Và khi chủ ao đã lên bờ vì thu hoạch xong thì mọi người đứng trên bờ đều ùa nhanh xuống mò mẫm khắp nơi để bắt hôi những con cá còn sót lại.

Việc vận chuyển cá thương phẩm ngày xưa có khác nay.

Nếu vận chuyển đường gần thì cá được cho vào thùng có chứa nước sẵn cho cá sống tạm khi đi đường. Phương tiện chuyên chở nếu là đường thủy thì có ghe thuyền, còn đường bộ thì xe tải, xe bò, xe ngựa…

Còn chở đường xa, từ tỉnh này sang tỉnh khác, từ vùng Hậu Giang lên đến vựa cầu Ông Lãnh Sài Gòn thì dùng loại ghe chuyên dụng, gọi là ghe đục.

Ghe đục là loại ghe chuyên dụng để chở cá đồng từ tỉnh này sang tỉnh khác, có khi mất mấy ngày đường mà cá vẫn sống khỏe mạnh như vừa mới bắt dưới ao lên.

Nhìn bề ngoài ghe đục cũng trông giống như các loại ghe khác. Nhưng nếu quan sát kỹ ta sẽ thấy nó cổ một khoang riêng được ‘chế’ rất đặc biệt: Cả hai thành ghe bên hông của khoang này được đục rất nhiều lỗ đút vừa lọt ngón tay, hoặc thành ghe thuộc phạm vi khoang đó được đóng bằng những thanh nẹp gỗ mà giữa hai nẹp có chừa một kẽ hở chừng 1cm (như tấm vạt giường) để nước ngoài sông tự do thông vào đầy cái khoang đục đó.

Cá thương phẩm được rộng vào khoang đục, dù suốt quãng đường di chuyển quá xa đến mấy ngày đêm, không cho ăn mà chúng vẫn sống mạnh, như lúc vừa mới bắt ra khỏi ao nuôi vậy.

Dù xưa hay nay, ngày thu hoạch cá cũng được xem là ngày vui. Nhìn những con cá bắt lên khỏi ao phơi cái bụng no tròn, thân mình rắn chắc những thịt, lời lỗ bao nhiêu chưa biết, nhưng ai cũng mừng vì tận mắt chứng kiến được thành quả của mình dạt được sau nhiều ngày tháng dài phải vất vả lo toan.

⇒ Nếu bạn cần sách về KỸ THUẬT NUÔI CÁ RÔ ĐỒNG thì ấn tải về ngay bên dưới nhé, chúc sớm thành công trên con đường mình đã chọn.

NUT_DOW

Bà con có thể để lại ý kiến thắc mắc của mình tại đây