Hằng năm, vào khoảng tháng tám Âm lịch, tại nhiều tỉnh có địa hình trũng thấp thuộc vùng sông Hậu như An Giang, Đồng Tháp… lũ kéo về nước tràn dâng ngập các kênh rạch, đồng ruộng với diện tích rộng bao la gần hai triệu mẫu, nên vào mùa này nhìn đâu đâu cũng chỉ thấy nước mênh mông chẳng khác nào biển cả.
Người dân ở các vùng trũng này năm nào cũng phải sống chung với lũ, sống từ đời này sang đời khác nên cũng không ai còn lo sợ nữa. Ở đây, người dân làm nhà sàn để ở, và phương tiện đi lại của họ chỉ có ghe xuồng. Vì vậy, nhà nào cũng sắm ghe hay xuồng để khi cần đi đâu họ tự chèo xuồng đi.
Trong mùa lũ, việc mộng nương đành tạm nghỉ, nhưng mọi người cũng tự tìm cho mình một kế sinh nhai, chứ đâu ai chịu khoanh tay ngồi nhìn nước lũ. Như hằng ngày đàn bà trẻ con chèo xuồng đi ngắt bông điên điển, còn đàn ông thì đi câu hoặc lưửi cá tôm. Mùa này làm ra hạt lúa rất khó, nhưng cá tôm theo dòng nước lũ tràn về lại quá nhiều, hàng mấy chục ngàn tấn chứ không phải ít. Vì vậy, trong mùa lũ nhiều người còn nhờ đó mà làm giàu, phất lên trông thấy.
Một trong những nghề kiếm sông của dân vùng lũ là bắt tay vào việc nuôi cá rô đồng nói riêng, và nuôi các loại cá nước ngọt khác nói chung.
Nuôi cá trong mùa lũ là cách nuôi cá đăng quầng. Đó là cách nuôi cá đặc biệt chỉ áp dụng được tại vùng lũ ngập này mà thôi. Đó là cách nuôi cá không cần dóng lồng, đóng bè, mà cũng không phải đào ao hồ rất tốn hao tiền của và công sức. Giữa biển nước mênh mông bao la này chỉ còn có cách đăng quầng để nuôi cá mới thích hợp mà thôi.
Nói cách khác, nuôi cá theo cách đăng quầng, người nghèo trong tay không có một tấc đất để đào ao hồ vẫn có thể nuôi cá để hưởng lợi được. Họ chỉ cần mượn tạm hoặc thuê đất đang ngập nước của ai đó (với giá rất rẻ) để nuôi cá trong mùa lũ. Sau mùa lũ vừa lúc thu hoạch cá thì họ trả lại đất cho chủ đất canh tác cho kịp vụ mùa.
Có người nuôi cá bằng cách khác là tận dụng phần dưới của nhà sàn mình ở để vây lưới nuôi cá, dù diện tích mặt nước không rộng được bao nhiêu.
Vật liệu để làm đăng quầng có thể tận dụng những thứ sẵn có tại địa phương như tre trúc, tầm vông, gỗ tràm, bạch đàn… thường có giá rẻ nên tốn kém không nhiều. Ngoài ra, phải mua thêm lưới cước để giăng kín bên trong tấm đăng, mục đích là để ngăn chặn cá nuôi trong đăng quầng đào thoát ra ngoài, đồng thời cũng để ngăn cá dữ bên ngoài không thể lọt được vào đăng.
Như quí vị đã biết, đăng là những thanh tre hoặc tầm vông ghép khít lại với nhau như tấm mành sáo, kết nối bằng dây mây hay dây kẽm thành từng tấm dài rồi đem vây quanh một vùng nước lũ với diện tích rộng hẹp tùy mình để thả cá nuôi bên trong.
Đăng tuy làm bằng vật liệu tre trúc, tầm vông không đủ độ bền chắc như sắt, gỗ, nhưng chỉ dùng trong một mùa lũ thì không hề hấn gì.
Khi giăng đăng, cần cắm sâu chân đăng xuống đất một phần độ 30-40cm, như vậy tấm đăng mới dựng lên được.
Ngoài ra, cứ cách một khoảng ngắn độ ba bốn mét phải cắm một cây cọc trụ lớn bằng bắp chânbằng thân cây tràm hay bạch đàn để giữ tấm đăng đứng vững hơn, khỏi đổ ngã.
Nhiều người còn cẩn thận dùng dây thừng, dây cáp neo rị bốn góc đăng cho thêm vững chắc, đủ sức chống chọi với bão lũ…
Nuôi cá rô đồng trong đăng ít tốn kém thức ăn. Nếu nuôi cá với mật độ thưa, chừng năm sáu con trong một mét khôi nước thì hằng ngày khỏi cần cho chúng ăn vẫn no đủ. Nếu vây đăng quầng trên đồng ruộng, dù nuôi cá với mật độ dày cũng chỉ cho ăn bổ sung ngày một bữa sáng hoặc chiều mà thôi, vì cá rô tự biết tìm mồi trong môi trường sống của chúng như động vật phù du, mùn bã hữu cơ, hoặc hạt lúa nảy mầm, lúa non… có sẵn trong ruộng.
Mỗi năm, mùa lũ chỉ kéo về trong bốn năm tháng. Sau lũ nước rút ra khỏi đồng thì cá rô đã đến kỳ thu hoạch. Người dân vùng lũ bấy giờ lại sống với nghề nông…
♥♥♥ ⇒⇒ Nếu bạn cần sách KỸ THUẬT NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG để vững tin hơn trên con đường chăn nuôi tôm của mình thì ấn tải về ngay bên dưới nhé, chúc bạn sớm thành công trên con đường mình đã chọn.