Hướng dẫn nuôi cá sấu

Một số bệnh thường gặp ở cá sấu và cách điều trị

Trong tự nhiên cá sấu là loài động vật có sức đề kháng cao, khả năng chống chịu bệnh tật rất lớn. Tuy ở giai đoạn cá sấu con chúng là những sinh vật yếu ớt, nhưng khi đã trưởng thành chúng tương đối khỏe mạnh, ít bệnh tật. Trong quá trình nuôi nhốt nếu các vấn đề nhiệt độ môi trường, vệ sinh thú y, thức ăn dinh dưỡng được thỏa mãn chúng sẽ lớn nhanh và ít hao hụt do bệnh tật gây ra.

Đa số các bệnh xảy ra là do khi chăn nuôi, cơ sở cung cấp thức ăn không đầy đủ về số lượng và chất lượng, chăm sóc không đúng quy trình vệ sinh thú y, nhiệt độ, ẩm độ môi trường không phù hợp hoặc do vận chuyển quá xa gây strees lớn. Sau đây xin giới thiệu một số loại bệnh thường gặp ở cá sấu để chúng ta có biện pháp phòng và trị bệnh cho cá trong quá trình sản xuất.

Trang trại nuôi cá sấu
Trang trại nuôi cá sấu
Hướng dẫn nuôi cá sấu
Hướng dẫn nuôi cá sấu

1. Bệnh do thi tiết lạnh gây ra

Nhiệt độ thích hợp cho cá sấu ăn ngon miệng và phát triển 28-32°C, ở nhiệt độ này cá sấu có khả năng tiêu hóa thức ăn tốt nhất. Khi tiêu hóa thức ăn do có sự tham gia của các men tiêu hóa, đạm được chuyển thành axit amin và hấp thu vào máu, được máu vận chuyển tới các cơ quan của cơ thể tạo chất đạm mới giúp cơ thể phát triển cũng như duy trì mọi hoạt động trong đời sống.

Khi nhiệt độ môi trường giảm dưới 25°C sự ngon miệng giảm đáng kể và mất hoàn toàn khả năng tiêu hóa do ở nhiệt độ thấp hơn 20°C men tiêu hóa không hoạt động. Nếu nhiệt độ môi trường tiếp tục giảm thấp hơn 150C, cộng với sức khỏe của cá yếu sẽ dẫn tới hệ thống miễn dịch bị suy yếu, lúc đó cá sấu sẽ dễ dàng bị các vi sinh vật gây bệnh xâm nhập, cá sẽ mắc một loạt bệnh về đường hô hấp và tiêu hóa như viêm phổi, viêm đường tiêu hóa, đi ỉa chảy… Vì thế nhiệt độ môi trường là một yếu tố quan trọng đầu tiên.

Phòng bệnh: Trước mùa đông phải cho cá ăn đầy đủ, giữ môi trường sạch để cá đảm bảo khỏe mạnh. Để giữ ấm cho cá vào mùa đông khi xây dựng chuồng nuôi phải chọn vị trí, hướng chuồng tránh được gió lạnh. Ở miền Bắc Việt Nam vào các tháng mùa đông phải có các biện pháp chống rét cho cá như che chắn gió lùa, dùng điện hoặc than, củi nâng nhiệt, đón cá vào các hầm kín để trú đông…

2.Bệnh do môi trường bẩn gây ra

Với cá sấu, thức ăn của chúng là động vật nên số thức ăn thừa và lượng phân thải ra hàng ngày là nguyên nhân chính gây nên ô nhiễm môi trường. Nếu công tác vệ sinh sau mỗi lần cho ăn và tẩy dọn cuối năm không được tốt sẽ tạo cho môi trường nhanh bẩn, đây là cơ hội cho sinh vật gây bệnh ở cá phát triển.

Phòng bệnh: Cho cá ăn đủ lượng và chất, tránh cho cá ăn thức ăn ôi thiu, sau khi cho cá ăn khoảng 30 phút đến 1 giờ, kiểm tra và dọn hết thức ăn thừa. Thường xuyên dọn hết các chất thải, tuyệt đối không để môi trường nước trong ao/chuồng nuôi cá bị bẩn. Phải thay nước ao đúng quy trình vệ sinh, tẩy dọn ao, chuồng nuôi vào các dịp cuối năm bằng thuốc tím nhằm hạn chế vi sinh vật gây bệnh phát triển.

3. Bệnh chán ăn và tụt đường huyết

Theo Cardeihac (1981) cho biết: Trong một số trang trại nuôi cá sấu, do việc cung cấp thức ăn không đầy đủ về số lượng cũng như chất lượng trong một thời gian dài, đã dẫn đến hiện tượng chán ăn, bỏ ăn và tụt đường huyết (tỷ lệ đường trong máu của cá sấu thấp). Bệnh này thường có những biểu hiện như sau: Mõm cá sấu vểnh cao lên (“nhìn sao trời”); con ngươi của mắt bị phồng (dấu hiệu đầu tiên); đi lại run lập cập và mất phản xạ điều chỉnh thăng bàng cho cơ thể khi bơi ở dưới nước.

Phòng và trị bệnh: Cho cá ăn đủ lượng và chất, tránh cho cá ăn thức ăn ôi thiu. Khi cá bị bệnh cho uống đường glucose tỷ lệ 3 g/kg thể trọng hoặc 1 muỗng cà phê đường pha trong 100ml nước cho 2,5kg thể trọng (tương đương khoảng 2g đường pha trong 12ml nước cho mỗi kg thể trọng). Cho uống liên tục trong3-5 ngày cá sẽ phục hồi trở lại.

4. Bệnh gút (thống phong)

Người ta nghĩ rằng bệnh gút ở một số bò sát là do chúng ăn nhiều, tạo ra lượng acid uric quá lớn trong máu, khi chuyển hóa thành chất bài tiết tích tụ trong ống lượn của thận, mạch máu hoặc bề mặt của các cơ quan nội tạng, gây nên gút phủ tạng. Qua sinh tiết, cặn của chất bài tiết (tinh thể acid uric) xuất hiệndưới dạng một chất trắng trong thận và những phần khác (Gardeihac, 1981; Foggin, 1985). Triệu chứng đầu tiên của bệnh này là các chi không vận động bình thường mà kéo lê lết. Khi nặng hơn có thể gây mất khả năng vận động và chết.

Trị bệnh: Bệnh này điều trị đơn giản bằng cách ngừng cho cá ăn trong một tuần lễ hay 10 ngày, sau đó chỉ cho ăn hàng tuần với một lượng thức ăn vừa phải.

5.Bệnh thiếu canxi

Nguyên nhân của bệnh này là do thiếu canxi trong cơ thể. Các triệu chứng bệnh cho thấy những bất thường ở phần xương sống, rụng răng hoặc răng mọc không đều…

Phòng và chữa bệnh: Cho cá sấu ăn các loại thức ăn giàu canxi như: các loại cá, chuột đồng hoặc thức ăn bổ sung có chứa nhiều canxi (bột xương hấp, xương nghiền hoặc tricalciumphosphate).

Khi nuôi cá sấu tại Trung tâm nghiên cứu Gia cầm Thụy Phương – Viện Chăn nuôi đã gặp phải một số bệnh sau:

6.Bệnh viêm phổi truyền nhiễm

Bệnh thường xảy ra ở vụ đông xuân hàng năm, nguyên nhân do nhiệt độ môi trường thấp, sức đề kháng của cơ thể cá giảm, vì thế vi khuân Streptococcus và Staphylococcus xâm nhập.

Cá bệnh có biểu hiện: ít vận động, khó thở, dần dần bị bong lớp da mỏng bên ngoài thành từng đám. Phổi có hiện tượng giữ nước, phế nang xuất hiện các chấm trắng xen kẽ. Nếu không kịp thời chữa, cá sấu có thể chết hàng loạt.

Phòng bệnh: Tạo môi trường ấm cho cá sấu, cho cá ăn đầy đủ trước mùa đông và những ngày nhiệt độ trên 25°C nên cho cá ăn đầy đủ.

7. Bệnh viên dạ dày, viêm ruột

Chủ yếu vào mùa lạnh, khi nhiệt độ môi trường dưới 20°C. Việc nhận thức ăn và tiêu hóa thức ăn trong hệ thống tiêu hóa rất kém. Do E.coli và Salmonella là đối tượng chính gây nên.

Phòng bệnh: Tạo môi trường ấm cho cá sấu, cho cá ăn đầy đủ trước mùa đông và những ngày nhiệt độ trên 25°C nên cho cá ăn đầy đủ.

8. Bệnh do nhiễm trùng

Cá sấu là loài động vật hoang dã mang bản chất dữ. Khi nuôi tập trung với số lượng lớn trong cùng một khu vực chúng thường cắn nhau tranh thức ăn, chiếm lãnh thổ, tranh giành bạn tình, vì thế việc cắn nhau gây thương tích có thể xảy ra hàng ngày. Nếu trong môi trường nuôi công tác vệ sinh không được tốt cá dễ bị nhiễm khuẩn gây bệnh.

Phòng và chữa trị bằng cách nuôi cá cùng kích cỡ, đúng mật độ và cho ăn đầy đủ. Khi cá bị thương thì nhốt riêng cá bệnh, rửa sạch vết thương bằng thuốc tím hoặc nước muối sau đó tra thuộc Clorocit bột hoặc tra thuốc đỏ.

9. Bệnh ký sinh trùng

Qua kết quả điều tra phân tại Viện Thú y cho thấy, ký sinh trùng ở cá sấu chủ yếu là lớp giun tròn ký sinh trong đường tiêu hóa. Nguyên nhân chính gây nên là do trong thức ăn và môi trường nuôi có trứng giun.

Phòng và trị bệnh: Môi trường nuôi phải đảm bảo vệ sinh và cho thức ăn sạch sẽ kết hợp với định kỳ cho cá ăn thuốc tẩy ký sinh trùng.

♥♥♥ ⇒⇒ Nếu bạn cần sách KỸ THUẬT NUÔI CÁ SÂU  để vững tin hơn trong quá trình chăn nuôi của mình thì ấn tải về ngay bên dưới nhé, chúc bạn sớm thành công trên con đường mình đã chọn.

NUT_DOW

Bà con có thể để lại ý kiến thắc mắc của mình tại đây