Kỹ thuật nuôi cá rô đồng

Hướng dẫn nuôi cá rô đồng trong ao hồ

Cách nuôi cá rô đồng lâu đời trong ao hồ của người mình cũng giống như cách nuôi của nhiều nước chuyên về nông nghiệp láng giềng như Campuchia, Thái Lan, Philippine… vẫn nuôi. Đó là đào ao, đào hồ mà nuôi.

Ao hồ nuôi cá phải chọn nơi gần các kênh rạch để việc cung cấp cũng như thoát nước dễ dàng, tiện lợi

Trên ao hồ nuôi cá đều có thả bè rau muống, bèo tấm hay lục bình để vừa tạo bóng râm cho cá núp, vừa làm thức ăn cho cá.

–    Nếu là ao cũ thì cần phải cải tạo lại bằng cách tháo cạn hết nước rồi tu bổ lại bờ bao chung quanh cho chắc chắn. Kế đó là dọn sạch cây cỏ mọc quanh mép ao, đắp vá lại những chỗ sạt lở, những lỗ mội và sửa sang lại các cống bộng cho chắc chắn.

Việc làm kế tiếp là vét bùn đáy ao, sau đó rải một lớp vôi bột khắp mặt ao (15 kí vôi trên 100 mét vuông măt ao), rỗi phơi ao khoảng muời ngày. Sauđó, bón phân chuồng trên lớp vôi rải trước đó với tỷ lệ một mét vuông một kí phân.

Kỹ thuật nuôi cá rô đồng
Kỹ thuật nuôi cá rô đồng

Một ngày sau, ta cho nước vào ao ngám chừng mười ngày rồi mới thả cá vào nuôi:

–    Nếu là ao mới thì phải chọn vùng đất thịt, chỉ có phèn nhẹ lại gần đường nước tự nhiên như sông ngòi, kênh rạch, mương rãnh để tiện việc cấp thoát nước khi cần.

Sở dĩ nên chọn vùng đất thịt để đào ao nuôi cá là vì đất thịt ít sạt lở, nhờ đó mà công bộng vững chắc, bờ bao chung quanh cũng lâu mới bị xói mòn.

Ao hồ nuôi cá rô phải là nơi quang đãng, khoảng khoát, không bị tàn của cây cao chung quanh che bớt ánh nắng.

Diện tích mỗi ao hồ có thể một vài trăm đến năm bảy trăm mét vuông, tùy vào ý muốn của người nuôi, nhưng chiều sâu của mực nước ao phải trên một mét, không kể lớp bùn đáy vài ba mươi phân. Chung quanh phải có bờ bao trên 0,5m.

Phần đáy ao có thể san ra cho bằng phẳng, hoặc tạo độ nghiêng (độ dốc) khoảng 0,5 phần trăm về phía cống bộng, như vậy mới bảo đảm cho việc hễ cần tháo nước là nước cạn ngay.

Dọc theo bờ phía trong ao hồ lớn nên đào mương với độ sâu khoảng 0,5m và chiều ngang mương khoảng 0,8m để tiện cho việc thu hoạch. Vì khi tháo cạn nước ao thì tất cá sẽ tự dồn hết xuống mương để ta dễ lưới bắt và bắt được hết.

Ao mới đào không thể thả cá vào nuôi ngay được, mà phải thực hiện cho xong những việc cần làm sau đây:

Cho nước vào ngâm ao suốt một tuần. Sau đó, tháo cạn hết nước đó ra rồi cho nước mới vào ngâm lại. Việc này phải làm đi làm lại ba bốn lần, mục đích là để xả hết phèn.

Sau đó, phơi đáy ao khoảng mười ngày, rồi bón lót vài chục kí phân chuồng trên 100 mét vuông ao.

Sau vài ba ngày, cho nước vào độ nửa ao để ngâm thêm một tuần. Kế đó, cho nước vào ngập ao và ngâm ao thêm một tuần nữa để cho nước bớt độc rồi mới thả cá rô đồng vào nuôi.

Xin được lưu ý quí vị, cá rô đồng tuy là loài cá dữ, nhưng ao nuôi chúng cũng nên ngăn ngừa các loại cá dữ khác như cá lóc, cá trê xâm nhập vào. Muốn làm được điều này chỉ có cách dùng lưới muỗi, lưới ni lông mắt nhỏ xếp lại đôi ba lớp rồi bịt kín các

miệng cống bộng lại mỗi khi xả nước hoặc cấp nước vào ao.

Ngoài ra, dù bờ bao quanh ao hồ cá có đủ cao đi nữa, cũng không ngăn cản được cá rô đồng từ trong ao đào thoát ra ngoài và cá lóc từ ngoài phóng vào, rắn từ ngoài bò vầo để ăn cá nuôi. Vì vậy, cách tốt nhất là bên trên bờ bao cần phải giăng lưới ngăn chặn, với chiều cao chừng một mét mới tốt.

♥♥♥ ⇒⇒ Nếu bạn cần sách KỸ THUẬT NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG  để vững tin hơn trên con đường chăn nuôi tôm của mình thì ấn tải về ngay bên dưới nhé, chúc bạn sớm thành công trên con đường mình đã chọn.

NUT_DOW

Bà con có thể để lại ý kiến thắc mắc của mình tại đây