Cách đây khoảng bốn năm mươi năm, nếu chúng tôi nhớ không lầm thì nhiều tỉnh thành ở Nam bộ, trong đó các vùng ngoại ô quanh Sài Gòn đã rộ lên phong trào nuôi cá đồng nói chung, cá RÔ ĐỒNG nói riêng.
Thời ấy, chúng tôi cũng có viết nhiều bài phóng sự đề cập đến việc nuôi cá chép, cá lóc, trê, lươn… Thấy số người đào hồ, xây bể nuôi cũng nhiều, nhưng, phong trào nuôi cá đồng này chỉ rộ lên khoảng năm bảy năm rồi lắng xuống dần. Lẽ dễ hiểu là vào thời đó cá đồng nói chung không đến nỗi quá khan hiếm vì trữ lượng đồi dào của cá đồng ngoài thiên nhiên vẫn còn khá nhiều.
Nhưng, càng về sau này, nông dân có thói quen sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ngày càng nhiều nênđa vô tình hủy diệt dần các loài tôm cá đồng sống trong khắp đồng ruộng, từ cá con đến cả cá lớn.
Đó là nguyên nhân chính khiến nguồn cá đồng trong thiên nhiên trở nên hiếm dần. Lúc đầu, tuy số cung vẫn đáp ứng đủ số cầu, nhưng không tránh được giá cả cá tăng dần lên. Nay giá này mai đã tăng lên giá khác.
Có điều phải nhìn nhận, đa số dân mình lại thích ăn cá đồng hơn cá biển, cho rằng thịt cá đồng thơm ngon lại có tính lành, người ốm đau và phụ nữ ở cữ cũng ăn được. Trong khi cá biển dù buổi chợ nào cũng ê hề và bán với giá rẻ nhưng cũng lắm người chê. Vì vậy, phong trào nuôi cá đồng mới có cơ hội tốt để phát triển mạnh. Đến nỗi, thời đó đi đâu cũng nghe người ta tựu nhau rủ rê bàn tán đến chuyện nuôi cá đồng với vẻ say sưa. Người này nuôi ếch, lươn, rô phi; người kia chọn nuôi các loài lóc, rô, chép…
Người nào đất đai rộng rãi thì đào ao cái dọc cái ngang. Người nào đất đai chật hẹp cũng cố xây cái hồ xi măng ở một góc sân rồi thả vào đó năm ba cây chuối để nuôi chục kí lươn giống…
Được biết, thời đó số người nuôi cá rô đồng vẫn đông hơn hẳn. Họ cũng biết giống cá này chậm lớn, sinh sôi nảy nở không bằng rô phi, nhưng nókhá dễ nuôi và luôn bán được giá cao, lại ít khi bị ế chợ. Vì vậy, nuôi cá rô đồng đã đem lại nguồn lợi khá lớn nên ai cũng thích nuôi.
Cá rô đồng thuộc loài ANABAS TESTUDINEUS BLOCH, là loài cá thích nghi tốt với khí hậu nhiệt đới, sống ở vùng nước ngọt, và phân bố ở rất nhiều nơi trên thế giới.
Chúng có mặt ở châu Phi, ở Ấn Độ, các quần đảo nằm giữa Ấn Độ và châu úc, và nhiều nước kề cận nước ta như Campuchia, Lào, Thái Lan, miền Nam Trung Quốc, Philippine, Myanma…
Riêng tại nước ta, cá rô đồng sống quanh năm trong các ruộng đồng, ao hồ, bàu đìa, mương rạch từ Nam chí Bắc, đâu đâu cũng có. Nhưng, mùa cá rô đồng ‘rộ’ nhất là sau mùa mưa vài tháng, vì đó là mùa sinh sản của chúng.
Mùa mưa ở nước ta là mùa sinh sản của các loài cá đồng. Đến mùa này dưới ruộng đồng nào cá con các loài cũng nhiều vô kể. Nhưng, chắc không có giống cá nào đẻ sai bằng cá rô đồng. Đến mùa sinh sản, bụng mỗi con cá rô mẹ chứa từ năm bảy ngàn đến ba bốn chục ngàn cái trứng! Vì vậy, vào mùa này trước đây ghé các chợ lớn nhỏ ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long thế nào ta cũng bắt gặp những cái thúng to đầy ắp toàn là cá rôhạt bưởi. Đây là cá rô con mình nhỏ bằng cái móng tay, các bà nội trợ thích mua về bắc chảo mỡ chiên xù để cuốn bánh tráng rau sống, chấm với nước mắm chanh tỏi ớt, ăn giòn ngon tuyệt!
Cá rô đồng tuy không được lớn con (lớn nhất cũng 5 con/kg) nhưng chúng có sức mạnh, sống khỏe. Nó có khả năng đặc biệt sống ở trên cạn đến năm sáu ngày mà không chết, miễn là môi trường sống lúc nào cũng ẩm ướt là được.
Cá rô đồng có khả năng kỳ diệu này là nhờ chúng có cơ quan hô hấp phụ trên mang, giúp thở được khí trời.
Ngay trong mùa nắng hạn, khắp ruộng đồng khô cằn nứt nẻ, cá rô đồng theo bản năng sinh tồn cũng biết chui xuống lớp đất ẩm bên dưới nằm im một chỗ mà sống để chờ mùa mưa tới. Và khi mưa xuống, ruộng đồng đầy nước chúng lại chui lên…
Cá rô đồng tuy nhỏ con nhưng được đánh giá là loài cá dữ. Chúng thích ăn những động vật nhỏ trong môi trường sống của chúng như tôm tép, cá con các loại, nhờ vào hai hàm răng sắc bén.
Cá rô đồng cũng là loài ăn tạp. Thức ăn của chúng có nguồn gốc động vật lẫn thực vật, nhưng đối với thức ăn động vật chúng có vẻ thích khẩu hơn.
về thức ăn có nguồn gốc thực vật thì cá rô đồng ăn được rong rêu, bèo tấm, rễ cỏ nước, rễ lục bình, hột cỏ, mày bông lúa…
Về thức ăn có nguồn gốc động vật thì chúng ăn tôm tép, cá con, các phiêu sinh vật và động vật không xương sống, các loại côn trùng như cào cào, châu chấu, mùn bã hữu cơ…
Do có biệt tài sống được dài ngày trong môi trường sống khắc nghiệt và biết ăn tạp nên giống cá này rất dễ nuôi.
Thức ăn dùng nuôi cá rô đồng cũng dễ kiếm và rẻ tiền. Chúng ăn được cám công nghiệp và các loại thức ăn chế biến khác. Nói chung là các phụ phẩm nông nghiệp, và các phế phẩm của các nhà máy chế biến thủy sản ta có thể tận dụng để làm thức ăn nuôi cá rô đồng được.
Tuy cá rô đồng sinh trưởng chậm so với nhiều loài cá khác, nhưng trung bình nuôi đến sáu bảy tháng đã cho ta thu hoạch.
Trước đây, giới nuôi cá rô đồng chỉ cho sinh sản tự nhiên, nhưng, ngày nay thì nhiều người đã nắm vững được kỹ thuật cho cá sinh sản nhân tạo.
Từ việc chích thuốc kích dục cho cá cha lẫn cá mẹ đến việc ấp trứng và nuôi cá bột, kết quả cá con có tỷ lệ sống cao…
Được biết, hiện nay tại nhiều tỉnh tbuộc đồng bằng sông Cửu Long và miền Đông Nam bộ đã và đang phát triển mạnh nghề nuôi cá rô đồrg, và gặt hái được thành công như ý. Đó là chuvện đáng mừng…
♥♥♥ ⇒⇒ Nếu bạn cần sách KỸ THUẬT NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG để vững tin hơn trên con đường chăn nuôi tôm của mình thì ấn tải về ngay bên dưới nhé, chúc bạn sớm thành công trên con đường mình đã chọn.