Hươu sao đực mới có sừng, con cái không có sừng.
Cặp sừng đầu tiên xuất hiện ở tuổi thứ hai, nó đơn giản, không phân nhánh, dài khoảng 16-23 cm (có thể ngăn hơn) thường gọi là sừng chìa vôi. Sừng chìa vôi có phần gốc to sần sùi với nhiều nốt sần thẳng hàng từ gốc sừng đến gần đầu mút sừng, phần ngọn nhọn. Mút sừng thường nhẵn bóng do hươu thường cọ sừng vào thân cây, mô đất hoặc bụi cỏ… Sang tuổi thứ 3, sừng hươu bắt đầu có dạng phân nhánh (thường là 3 nhánh). Những năm tiếp theo, sừng có dạng 4 nhánh.
Sừng hươu đặc và được thay hàng năm vào mùa xuân từ tháng 1 – 3, không rụng cùng một lúc mà thường cách xa 1 – 4 ngày. Sừng bên trái thường rụng trước, giai đoạn rụng sừng còn gọi là giai đoạn đổ đế. Khi sừng sắp rụng các tế bào xung quanh gốc và đế sừng phát triển mạnh, đáy sừng cũ bật ra khỏi đế gây ra hiện tượng “ngứa” cho con vật. Ở giai đoạn này hươu thích cọ sừng vào mô đất, gốc cây… và đó cũng là yếu tố cơ học thúc đẩy quá trình đổ đế diễn ra nhanh chóng.
Nhung hươu bổ dưỡng và luôn có giá trị cao trên thị trường
Khi sừng cũ rụng xuống, các lớp tế bào xung quanh gốc và đế sừng tiếp tục phát triển che lấp và bọc kín để sừng tạo nên một khối mềm có màu hồng nhạt, trên có lớp lông trắng cứng. Ban đầu khối mềm gần như phủ bằng phẳng, dần dần phát triển tạo sừng non. Sừng non còn gọi là “nhung”, nhung hươu mềm, màu hồng hoặc nâu nhật, trên có phủ lớp lông trắng xám rất mịn. Nhung mọc được 2-3 cm thì bắt đầu phân nhánh thứ nhất. Khi được 18-25 cm thì phân nhánh lần thứ 2. Nó chuyển qua các giai đoạn “trái mơ” “yên ngựa” và dài hơn là “gác sào”. Các nhánh này tiếp tục phát triển và càng xa gốc càng nhỏ dần. Hiện tượng hóa “xương” dần theo chiều từ gốc đến ngọn và từ trong ra ngoài cũng được bắt đầu ở giai đoạn phân nhánh lần thứ 2 này. Hươu sao còn có lần phân nhánh thứ 3 để tạo nên sừng 4 nhánh. Mùa rụng sừng của hươu sao diễn ra vào mùa xuân từ giữa tháng 1 đến cuối tháng 3.
⇒ Nếu bạn cần sách KỸ THUẬT CHĂN NUÔI HƯƠU SAO thì ấn tải về ngay bên dưới nhé, chúc bạn sớm thành công trên con đường mình đã chọn.