rượu nhung nai

Hướng dẫn kỹ thuật gia công sử lý nhung hươu, nhung nai

Gia công lộc nhung là khâu cuối cùng của việc sản xuất lộc nhung. Mục đích của việc gia công là giữ cho hình dáng của lộc nhung hoàn chỉnh và bảo quan dễ dàng. Trình tự gia công lộc nhung nói chung như sau:

–    Đánh số, cân khối lượng, ghi chép tình trạng lộc nhung tươi đã thu hoạch được.

–    Dùng bơm chân không hút hoặc dùng bơm nén xì hết số máu còn lại ở trong lộc nhung để tiện cho việc gia công và bảo quản.

–    Dùng xà phòng rửa sạch những vết bầm ở trên da lộc nhung, treo lộc nhung và cố định vào giá.

nhung nai

Chần lộc nhung hươu hoặc nhung nai

Tức là nhúng lộc nhung vào nước sôi trong một thời gian nhất định để xả sạch hết số máu còn sót ở trong lộc nhung và diệt khuẩn (có nơi gọi là luộc sơ).

+ Chần lộc nhung lần thứ nhất (ngày đầu trần lộc nhung): Trước hết đem lộc nhung nhúng vào nước sôi khoảng 20 giây (mặt cưa ở phía trên mặt nước). Sau đó lấy ra kiểm tra, nếu da lộc nhung bị nứt, tổn thương thì phải bôi bột rồi bôi lòng trắng trứng lên vết xây xát để giữ cho da bọc lộc nhung không bị nứt rạn. Sau đó lại tiếp tục luộc chần như vậy nhiều lần mỗi lần 20 – 30 giây cho đến khi nào máu ở mặt cưa thấm ra nhiều nhất, da bọc lộc nhung co lại, lông ở lộc nhung dựng đứng lên thì lấy ra, để nguội. Tới lúc sờ vào, không bỏng tay thì lại tiếp tục cho vào nước xử lý cho đến khi nào mặt cưa thoát ra bọt máu đỏ mới thôi.

+ Chần lộc nhung lần thứ 2 (tức là luộc chần ngày thứ 2, tục gọi là “hồi thủy”): giống như lần thứ nhất cho đến khi nào đầu nhọn của lộc nhung nắn vào co giãn được, xả sạch hết máu mới thôi. Lúc này có thể đem lộc nhung hong khô.

–    Luộc lần thứ 3 và lần thứ 4 (tức là ngày thứ 3 và ngày thứ 4) yêu cầu phải đạt tới “Hồi tú” tức là đầu nhọn của lộc nhung từ mềm biến thành cứng lại, rồi lại từ cứng biến thành mềm rồi lại biến thành tính đàn hồi mới có thể kết thúc. Độ sâu nhúng nước không ngập quá mặt cưa cắt.

Sấy khô nhung hươu và nhung nai

Sau khi đã qua luộc chần lần thứ 4 có thể đưa vào phòng sấy hoặc tủ sấy nhiệt 70 – 800C (nhiệt độ không được quá cao, nếu không sẽ làm cho lộc nhung bị nứt) cho đến khi hoàn toàn khô mới thôi.

Ngoài ra, để đáp ứng với nhu cầu thị trường thế giới người ta còn áp dụng cả phương pháp gia công lộc nhung có máulộc nhung đầu cứng v.v…

⇒ Nếu bạn cần sách KỸ THUẬT CHĂN NUÔI HƯƠU SAO thì ấn tải về ngay bên dưới nhé, chúc bạn sớm thành công trên con đường mình đã chọn.

NUT_DOW

Bà con có thể để lại ý kiến thắc mắc của mình tại đây