1. Những loài cá sấu bản địa
– Cá sấu nước lợ (Crocodylus porosus) hay còn gọi là cá sấu hoa cà, cá sấu lửa, cá sấu đa sừng, cá sấu Đồng Nai, cá sấu cửa sông. Đặc điểm: da có màu vàng ánh, sắc màu xanh lá cây xen lẫn một số chấm màu đen nhạt. Con lớn nhất đạt chiều dài 6-7 mét, loài này bản chất hung dữ, khó thuần hoá. Môi trường sống thích hợp là những vùng nước mặn, lợ gần các cửa sông như: sông Mê Kông, sông Đồng Nai, Minh Hải, Vũng Tàu, Côn Đảo, Phủ Quốc v.v.
– Cá sấu nước ngọt (Crocodylus siamensis) hay còn gọi là cá sấu Xiêm, cá sấu Thái Lan. Đặc điểm: da có màu xám nhạt ánh sắc xanh, không có chấm đen, con trưởng thành dài từ 3-4 mét. Chúng phân bố tự nhiên ở những vùng đầm hồ nước ngọt lớn thuộc các vùng núi Nam Trung Bộ như: sông Ba (Gia Lai), sông La Ngà, sông Đồng Nai (Lâm Đồng), sông Thày (Kon Tum), sông Easup (Đắk Lắk) hoặc các vùng rừng U Minh, Cà Mau, Minh Hải. Loài cá sấu này dễ thuần hoá và nuôi dưỡng hơn so với loài cá sấu nước mặn. Hiện nay ở Việt Nam đa số đang nuôi đối tượng này.
Trên thị trường thế giới, da và thịt của hai loài cá sấu bản địa này rất có giá trị kinh tế.
2. Cá sấu nhập nội
Cá sấu nước ngọt Cuba (Crocodylus rhombifer) được nhập khẩu hai lần vào năm 1985 và năm 1997. Đặc điểm: thân có màu vàng sẫm pha nâu, xen lẫn các chấm đen. Những con trưởng thành chiều dài đạt 3,5m và có khả năng sinh sản lần đầu ở tuổi 6 năm. Trong tự nhiên chúng phân bố ở khu vực đầm lầy thuộc tỉnh Matanzat (Cuba). Hiện nay được sự đồng ý của Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã cho phép nuôi thuần hoá đối tượng này tại một số cơ sở du lịch và kết hợp phục vụ khách du lịch tham quan như: Công ty Âu Lạc, Tuần Châu (Quảng Ninh), Công ty du lịch Khoang Xanh, Suối Tiên (Sơn Tây), Công ty cổ phần du lịch Công đoàn Hồ Núi cốc (Thái Nguyên), Công ty công viên Yên Sở (quận Hoàng Mai, Hà Nội). Công ty Lâm sản Thành phố Hồ chí Minh.
Theo Esteban gonzales sosa, chuyên gia cá sấu thuộc Trung tâm nghiên cứu và nuôi cá sấu Guamá, Cuba cho biết: đây làgiống cá sấu bản địa quý hiếm của nước bạn, đặc biệt chúng có bộ gen thuần chủng, màu sắc đẹp và giá trị kinh tế cao trên thị trường thế giới và khuyến cáo chúng ta nên cố gắng nuôi giữ, nhân thuần, không nên để lẫn mất nguồn gen quý hiếm này.
3. Cá sấu lai Việt Nam x Cuba
Đặc điểm: nhìn hình dáng ngoài và màu sắc gần giống cá sấu Cuba thuần chủng, nhưng khi quan sát kĩ thấy có nhiều nét mang đặc điểm giống cá sấu Việt Nam.
Theo báo cáo của ông Nguyễn Quốc Thắng, Giám đốc Sở Thú Sài Gòn cho biết: Tại một số cơ sở như Trại nuôi rắn tỉnh Tiền Giang, Công viên Hoa Sen TP Hồ Chí Minh, Sở thú Sài Gòn, đàn cá sấu Cuba nhập lần đầu đã sinh sản năm 1993, những năm sau nhiều cơ sở đã cho lai tạo với cá sấu Việt Nam đạt kết quả tốt, cuối năm 1994 đã có trên 100 con, năm 1995 có 470 con lai đang được nuôi rải rác ở một số tỉnh phía Nam. Qua theo dõi thấy chúng khoẻ mạnh và sinh trưởng tốt.
4 .Tình hình nuôi cá sấu ở Việt Nam
Do đất nước có chiến tranh kéo dài, bom đạn và nhiều loại chất độc hoá học đã làm môi trường tự nhiên xấu đi, ảnh hưởng lớn đến các loài động thực vật trong đó có cá sấu. Theo thống kê học, năm 1975 sau khi đất nước thống nhất chúng ta chỉ còn lại dưới 100 cá thể trong tự nhiên (Nguyễn Xuân Tú, 1994).
Được sự quan tâm của nhà nước kết hợp với tích cực của người dân nuôi trong các trang trại, số lượng đầu con dần dần được khôi phục. Xin dẫn một số trang trại điển hình nuôi nhiều cá sấu ở phía Nam nước ta từ những năm 1995 như: Ông Phan Văn Mười (Quận Gò vấp, Thành phố Hồ Chí Minh), Ông Nam
Tuấn Sơn (Thị xã Buôn Mê Thuật), Ông Nguyễn Thành Thuận (Thủ Đức), Công ty Nông sản Thành phố Hồ Chí Minh. Hiện nay theo thống kê của Cơ quan quản lý CITES các tỉnh phía Nam thuộc Tổng cục Kiểm lâm nghiệp cho biết: riêng các tỉnh phía Nam đã có 22 tỉnh nuôi, với 1076 cơ sở, số đầu con lên tới559.795 con.
Các tỉnh phía Bắc cũng có nhiều cơ sở nuôi như:
– Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương – Viện Chăn nuôi (Chèm, Từ Liêm, Hà Nội), từ năm 1997 được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao nhiệm vụ nuôi thích nghi, nhân thuần đàn cá sấu nước ngọt Cuba nhập nội.
– Trung tâm gây nuôi cá sấu Hải Phòng (The Nam Phuong Queen, 283 Ngô Quyền, Hải Phòng) đã nuôi cá sấu từ năm 1997 tới nay, với số lượng luôn luôn duy trì từ 1200-1500 con/năm. Tại đây nuôi cá sấu kết hợp lấy thịt phục vụ nhà hàng, da sản xuất đồ dùng, ngoài ra còn cung cấp con giống cho nhiều cơ sở trong địa phương và các tỉnh bạn.
– Trại chăn nuôi thuỷ đặc sản của Ông Vũ Cao Thăng ở xã An Hoà huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình nuôi cá sấu từ năm 1995 tới nay, số lượng đạt 300 con. Tại đây hàng năm vẫn sản xuất cá sấu con bán cho các cơ sở nuôi cá sấu trong tỉnh Ninh Bình.
– Công ty cổ phần du lịch khách sạn Công đoàn Hồ Núi Cốc, Thái Nguyên (Tân Thái, Đại Từ, Thái Nguyên), nuôi 80 con trong vườn thú từ năm 2002 tới nay để phục vụ khách du lịch tham quan.
– Công ty du lịch Khoang Xanh, Suối Tiên nuôi 12 con từ năm 2004 tới nay để phục vụ khách du lịch tham quan.
– Công ty Âu Lạc, Tuần Châu, Quảng Ninh nuôi 20 con từ năm 2004, tại đây có một số con đã được huấn luyện để biểu diễn phục vụ khách.
– Ông Trần Văn Chiến, Chủ nhiệm HTX dịch vụ cổ đông Sơn Tây, Hà Nội nuôi 1200 con.
– Ông Chiến, Khu Mai Dịch, Từ Liêm, Hà Nội, nuôi 500con.
– Ông Tính HTX cổ đông Sơn Tây, Hà Nội nuôi 400 con.
Dự kiến nghề nuôi cá sấu ở nước ta sẽ phát triển tốt vì khí hậu ấm áp phù hợp cho cá sấu sinh trưởng, phát triển, có sẵn nguồn giống, nguồn thức ăn, nhân lực lao động dồi dào, kĩ thuật chăm sóc không ngừng được nâng cao.
Đặc biệt được sự quan tâm của nhà nước, ngày 17/4/1992 HĐBT đã có Nghị định 18 về việc cấm săn bắt thú rừng và động vật quý hiếm trong đó có cá sấu.
Tháng 1 năm 1994 Việt Nam là thành viên chính thức của công ước quốc tế về thương mại các loại động vật quý hiếm (CITES). Hiện nay chúng ta đã được phép xuất khẩu cá sấu.
Được sự đồng ý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổng cục Kiểm lâm sẽ thành lập Hiệp hội Nuôi cá sấu vào tháng 9/2010.
♥♥♥ ⇒⇒ Nếu bạn cần sách KỸ THUẬT NUÔI CÁ SÂU để vững tin hơn trong quá trình chăn nuôi của mình thì ấn tải về ngay bên dưới nhé, chúc bạn sớm thành công trên con đường mình đã chọn.