Làm giàu với nghề nuôi cá rô đồng

Phương pháp nuôi cá rô đồng trong lồng trong đăng

1. Hướng dẫn nuôi cá rô đồng trong đăng

Ở những vùng ven sông rạch nguồn nước không bị ô nhiễm, ta có thể quây đăng một vùng rộng hẹp bao nhiêu tùy ý, từ năm bảy chục đến vài ba trăm mét vuông, miễn sao nơi đó có mức nước cao trung bình trên một mét vuông là có thể nuôi cá rô đồng được.

Trong đăng nên thả chà để cá nuôi có nơi trú ẩn và tránh được ánh nắng trực xạ. Nuôi theo cách này đã lợi đất lại khỏi tốn công sức đào ao, mà chi phí thức ăn cho cá cũng không tốn kém nhiều như cách nuôi trong ao hồ.

Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều sông rạch chằng chịt nên nhiều tỉnh đã nuôi cá rô đồng và nhiều loại cá nước ngọt khác theo cách nuôi trong đăng này, và kết quả rất tốt.

Làm giàu với nghề nuôi cá rô đồng
Làm giàu với nghề nuôi cá rô đồng

2. Hướng dẫn nuôi cá rô đồng trong lồng

Nuôi lồng là cách nuôi nhốt cá rô trong lồng, trong môi trường nước chảy ở các sông suối, ở các hồ, đập chứa nước nhân tạo, các hồ tự nhiên, các kênh mương thủy lợi… miễn là những nơi ấy có môi trường nước trong sạch, không ô nhiễm bởi các hóa chất độc hại.

Nuôi cá bằng lồng thì phải đóng lồng mà nuôi. Việc này tuy có tốn kém nhưng mang lại cho người nuôi nhiều điều lợi lớn như:

Sử dụng mặt nước sông suối kênh rạch nuôi cámà khỏi tốn đất và tốn công đào.

Nuôi được với mật độ dày mà cá lại mau lớn.

Giảm được một phần chi phí thức ăn, do cá tựtìm được thức ăn trong môi trường sống của nó.

Nuôi cá rô đồng bằng lồng cũng giống như cách nuôi các loài cá thịt khác bằng lồng đã và đang được áp dụng tại nhiều nước trên thế giới như Campuchia, Malaysia, Thái Lan, Indonesia, Philippine, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, và nhiều nước ở châu Phi, châu Âu, châu Mỹ… diễn ra hàng trăm năm nay.

Tại nước ta, không những chỉ ở nhiều tỉnh thành thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long nuôi cá lồng,mà được biết một số nơi ở miền Bắc cũng đã và đang nuôi cá thịt theo cách này.

Về cách đóng lồng nuôi cá thì có nhiều kiểu như: hình khối vuông, khối chữ nhật, khối hình trụ hay khối lục giác, bát giác… Đóng với kiểu lồng ra sao là tùy thuộc vào ý thích và cũng còn tùy vào sự tính toán của chủ nuôi.

Ngay việc lồng nuôi cá có kích cỡ lớn nhỏ ra sao cũng không đồng nhất và còn tùy thuộc vào số lượng cá thả vào nuôi của mỗi chủ nuôi nhiều hay ít, và nhất là còn phải tùy thuộc vào vùng nước để đặt lồng rộng hẹp và sâu cạn ra sao nữa.

Chẳng hạn, ở vùng nước rộng bao la của con sông lớn thì phù hợp với kiểu lồng có kích thước lớn. Còn vùng nước vừa hẹp vừa nông thì chỉ thích hợp với lồng có kích thước nhỏ hoặc vừa phải mà thôi.

Về vật liệu dùng đóng lồng để nuôi cá nói chung, và cá rô đồng nói riêng tại nước ta, nhiều nơi thường dùng tre nứa, tầm vông, lồ ô, gỗ, sắt, lưới ni lông… Các loại tre, nứa, tầm vông nói chung nếu chọn những cây thật già, rồi đem ngâm dưới đáy ao hồ, đầm lầy chừng ba bốn tháng sẽ dùng được rất bền, tránh được mối mọt, xuống nước lâu mục, nhiều khi sức chịu đựng của chúng còn hơn cả gỗ nữa.

Lồng nuôi cá rô đồng dù với diện tích rộng hẹp ra sao thì chiều cao trung bình cũng khoảng một mét rưỡi hoặc cao hơn càng tốt. Mặt trên của lồng có trổ một cái cửa đủ rộng để từ cái cửa đó tới bữa ta cho cá ăn, khi cần ta chui vào làm vệ sinh lồng và khi cá đúng lứa thì vào thu hoạch cá. Tất nhiên, miệng lồng phải có nắp đậy và khóa lại chắc chắn để ngăn ngừa kẻ trộm lẻn vào xúc hết cá.

Các vách hông của lồng dù dóng bằng tre nứa hay tầm vông hoặc chất liệu nào khác cũng nên đóng hơi khít một chút, khe hở giữa hai nan từ 0,5cm đến 1cm là vừa. Vì nếu kẽ hở này rộng hơnlcm thì cá rô với thân mình giẹp, sẽ dễ dàng lách mình đào thoát ra ngoài.

Riêng phần đáy của lồng thì các nan phải đóng khít như vậy thức ăn nuôi cá mới không bị lọt ra ngoài.

Đóng lồng nuôi cá rô đồng phải làm các khâu sau đây: Trước hết là đóng khung lồng. Khung lồng có thể hàn bằng sắt hay dùng tre gỗ đóng theo kiểu cách và kích cỡ đã định. Sau đó đóng các mặt chung quanh bằng cách ghép các thanh gỗ, thanh tre nứa hoặc căng lưới ni lông…

Vật liệu dùng đóng lồng nuôi cá rô dồng tùy vào dự tính sẽ nuôi ít lứa hay nhiều lứa để sử dụng vật liệu rẻ tiền hay đắt tiền.

Được biết, tại nhiều nước ỗ châu Âu, châu Mỹ, những nước có nền công nghiệp hóa chất phát triển, họ không đóng lồng nuôi cá bằng những thứ vật liệu sẵn có lại rẻ tiền như mình, mà thường dùng vật liệu bằng kim loại hoặc sợi tổng hợp, như vậy lồng nuôi vừa sạch vừa có độ bền cao.

Một khâu quan trọng khác không thể thiếu trong việc đóng lồng nuôi cá là gắn phao vào cả hai bên hoặc bốn bên thành lồng, nhờ đó mà khi thả xuống nước lồng cá mới nổi được trong nước.

Phao có thể dùng tre nứa, lồ ô để nguyên cây (cưa thành khúc vừa dùng, không chẻ ra thanh nhỏ) rồi bó lại thành từng bó lớn. Ngày nay, người ta thường dùng thùng phuy làm phao hoặc các thùng nhựa lớn ghép lại. Dùng thùng phuy làm phao cần phải sơn dầu hắc thả xuống nước mới dùng được bền.

Nếu dùng thùng phuy, thùng nhựa làm phao thì bên dưới phải có xà đỡ mới kê phao lên được. Xà đỡ tốt nhất là dùng các thanh gỗ lớn cỡ 10 X 12cm hoặc 12 X 15cm mới đủ lực và dùng được bền. Có thể dùng các thân cây vừa to vừa thẳng cũng được.

Điều nên quan tâm nhất là nơi đặt lồng nuôi cá phải là vùng nước sạch, không nhiễm hóa chất độc hại như xăng dầu, thuốc trừ sâu… Nước phải liíư thông, có dòng chảy nhẹ và nước phải sâu hơn một mét đến hai mét mới tốt.

Mặt khác, nơi đặt lồng phải có ít tàu bè qua lại để tránh sóng lớn gây bất ổn cho cá nuôi và làm chao đảo các lồng cá. Mặc dầu các lồng nuôi cá đều được neo cột, ràng buộc giúp nó được ở yên vị trí, không dễ bị đứt neo trôi mất, dù là trong mùa mưa lũ.

Nếu nuôi với số lượng nhiều, ta có thể nuôi cá rô bằng bè, như cách nuôi cá lóc, cá tra… mà người dân vùng Hậu Giang thường nuôi. Cách nuôi này cũng đã được áp dụng cả trăm năm nay tại nhiều nước vùng Đông Nam Á, trong đó có vùng Biển Hồ (Campuchia).

Bè nuôi cá thường dặt ở các sông lớn, nước sâu. Ở đây, người ta đóng bè lớn cả trăm mét khối, trên bè nào cũng dựng nhà tôn hay lá đủ chỗ ở cho một gia đình bốn năm người. Và nhà này cũng là nơi chứa thức ăn nuôi cá.

Tuy vậy, nếu nuôi ở các sông nhỏ hẹp, ta vẫn có thể dùng bè để nuôi cá rô, nhưng phải đóng bè có diện tích nhỏ hơn, chừng vài mươi mét khối trở lại,và có thể dựng nhà nhỏ bên trên để cắt người ở lại canh giữ kẻ trộm và cho cá ăn.

Trái với việc nuôi cá bằng lồng, nuôi bằng bè là cách nuôi cá lâu dài. Vì rằng đóng bè phải dùng các thứ gỗ tốt, thứ gỗ có khả năng chịu nước lâu năm không mục như gỗ sao, vên vên… khá đắt tiền.

Để làm cho bè nổi, ta cũng phải dùng thùng phuy, thùng nhựa ‘cặp’ theo hai bên, như cách làm cho cá nổi vậy.

♥♥♥ ⇒⇒ Nếu bạn cần sách KỸ THUẬT NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG  để vững tin hơn trên con đường chăn nuôi tôm của mình thì ấn tải về ngay bên dưới nhé, chúc bạn sớm thành công trên con đường mình đã chọn.

NUT_DOW

Bà con có thể để lại ý kiến thắc mắc của mình tại đây