Ếch giống miền nam

Tìm hiểu nhập môn về nghề nuôi ếch ở Việt Nam và Thế Giới

Nuôi ếch, một nghề không mới lạ đối với đa số nông dân mình. Có điều nghề này xưa nay ít được mọi người coi trọng so với nghề nuôi các loài thủy sản khác như tôm, cá chẳng hạn.

Lẽ dễ hiểu, cá, tôm vốn là thức ăn chính không thể thiếu trong các bữa cơm gia đình, còn thịt ếch tuy hương vị thơm ngon, cũng xào nấu được nhiều món ăn khoái khẩu, hấp dẫn, nhưng dù sao cũng chỉ được gọi là thức ăn phụ, không phổ biến lắm trong thực đơn hằng ngày của các bà nội trợ.

Mặt khác, cũng chừng nửa thế kỷ trước đây thôi, thời buổi nước ta còn chuyên về nông nghiệp, lượng tôm cá trong ruộng cũng như ngoài sông suối còn nhiều nên không ai nhọc sức nghĩ đến việc đào ao nuôi cá, nuôi tôm, và cả nuôi ếch như hiện nay.

Ếch giống miền nam
Ếch giống miền nam

Trước đây, hằng ngày ông cha ta khi buông cái cày, cán cuốc, chịu khó ra ruộng, ra sông đề đặt lờ, cắm câu, thả lưới hoặc tát ao, vũng quanh nhà cũng đủ tôm cá để ăn. Còn ếch thì chỉ cần đốt đuốc đi soi giáp vòng năm ba đám ruộng cũng đủ “mồi” nhâm nhi lạ miệng. Nhất là tại vùng Hậu Giang, cũng chừng năm mươi năm về trước, thời còn đất rộng người thưa, cá tôm lội lềnh dưới sông, dưới ruộng, khi bắt lên ăn chỉ lựa con to như lóc bông bốn năm ký, tôm càng bằng cổ tay, rô mè bằng bàn tay người lớn… còn loại cálứa, cá con dứt khoát trả lại ao đìa cho chúng tiếp tục sinh sôi nảy nở. Thời đó, nếu có “nuôi” thì mỗi nhà cũng “rộng” lại trong ao, trong đìa để chờ đến ngày Lễ, Tết tát lên biếu xén cho bà con bạn bè ăn lấy thảo.

Nhưng, khoảng nửa thế kỷ trở lại đây lượng thủy sản nói chung không còn dồi dào như trước nữa, do khắp đồng ruộng nông dân quá lạm dụng việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để trừ sâu, rầy phá hoại mùa màng, nhưng họ đã vô tình thẳng tay tiêu diệt cá đồng. Còn dưới sông, dưới biển, người ta không chỉ giăng lưới mà còn sử dụng lưới cào, rồi chích điện, thậm chí cả thuốc nổ nữa… Thế là chỉ vì mối lợi nhỏ nhoi trước mắt mà người đời đã cố tình để vuột khỏi tầm tay mối lợi lớn về lâu, về dài do thiên nhiên mang lại.

Cũng do lẽ đó mà mấy mươi năm trở lại đây, ngành nuôi trồng thủy sản nói chung mới được nông dân chú ý đến. Thời gian đầu do chỉ nhằm mục đích đáp ứng cho nhu cầu thị trường trong nước, nên số người vào cuộc chưa nhiều, và phương pháp nuôi cũng chỉ rập khuôn lối cũ. Thế nhưng, càng về sau, nhờ tìm được thị trường xuất khẩu nên kỹ thuật nuôi có phần tiên tiến hơn. Cá tôm ngoài việc nuôi trong ao hồ, còn nuôi bằng bè…

Riêng việc nuôi ếch cũng chỉ mới được nhiều người hưởng ứng độ ba bốn thập niên nay thôi, đến những năm 1970, 1971 mới bột phát thành phong trào. Thời này, tại Sài Gòn và các tỉnh lân cận nhiều người tỏ ra thích thú với nghề nuôi ếch. Nhưng, tiếc thay do phương pháp nuôi còn lạc hậu, chỉ biết cách nuôi ao, nuôi hồ, còn thức ăn dành cho ếch thì gần như phó mặc cho vật nuôi tự túc lấy.

Thời đó, giới nuôi ếch không ai có thể nghĩ được rằng ếch có thể ăn được cám dạng viên, hoặc ăn được mồi chết. Vì vậy, thực phẩm nuôi ếch quanh đi quẩn lại cũng chỉ là trùn, giòi, và tối lại chong bóng đèn nêon thật sáng để dụ các côn trùng như cào cào, dế, mối, bướm đêm và những con thiêu thân… lao mình đến làm mồi cho ếch.

Ngay Sở dưỡng ngư Thủ Đức (cách chợ Thủ Đức khoảng 2km) cũng có vài ao nuôi thứ nghiệm ếch giống. Chúng tôi cũng có dịp đến tham quan, và thấy cách nuôi tại đây cũng không có gì đặc biệt: giữa cái ao rộng vì không đắp cù lao nên họ đặt một tấm ván lớn nổi lềnh bềnh trên mặt nước. Phía trên tấm ván khoảng 1m có treo bóng đèn néon l,2m, ban đêm đèn chiếu sáng xuống tấm ván để dụ các loại côn trùng bay đến làm mồi cho bầy ếch đang nằm chực sẵn. Được biết, dưới ao họ cứng thả nuôi những loại cua, ốc, tôm, cá con còn sông để ếch tìm thêm thức ăn bổ sung khi đói. Loại mồi chết như ruột gà vịt, nhộng tằm… dù cũng đã tập cho ếch ăn tại đây, nhưng kết quả cũng không được như ý muốn.

Vì phương pháp nuôi lạc hậu, và khâu tìm nguồn thức ăn nuôi ếch lại quá khó khăn nên nghề nuôi ếch trước đây không thể phát triển được. May thay, khoảng mươi năm trở lại đây, nhờ tiếp cận được kỹ thuật nuôi ếch công nghiệp của nhiều nước trên thế giới, trong đó có nhiều quốc gia láng giềng, nghề nuôi ếch tại nước ta lại có cơ hội tốt để phát triển mạnh trở lại.

Đối với nhiều nước trên thế giới như Ấn Độ, Nhật Bản, sau đó là Đài Loan, Thái Lan… họ cũng mới nuôi ếch theo dạng công nghiệp khoảng nửa thế kỷ nay thôi, và ngành nghề mới mẻ này đã đem lại một mối lợi lớn ngoài sức mong đợi của người nuôi.

Như mọi người đều biết, ếch là giống đẻ sai, mỗi lứa một ếch mẹ có thể cho ra đời tử 3.000 trứng đến 10.000 trứng, tùy theo giống. Ếch lại dễ nuôi, mau lớn, thức ăn cho ếch công nghiệp cũng dễ kiếm, chi phí cho việc lập ao hồ nuôi tuy bước đầu có nhiều tốn kém, nhưng lại dùng được về lâu dài… Có điều đáng mừng là ngày nay thịt ếch là mặt hàng xuất khẩu rất mạnh không thua kém gì so với thịt cá sấu, đà điểu… Theo một tài liệu mà chúng tôi được biết, chỉ riêng năm 2000, nước Pháp đã nhận khoảng 7.500 tấn đùi ếch đông lạnh, và 1.000 tấn ếch sống nữa.

Kỹ thuật nuôi ếch công nghiệp mà nhiều nước trên thế giới đang áp dụng, tuy không có gì quá mới mẻ, thế nhưng cũng có nhiều điều đáng để cho chúng ta học hỏi.

Nuôi ếch công nghiệp không đòi hỏi người nuôi phải bỏ ra nhiều vốn liếng để đầu tư, mà công lao động cũng ít, người già, trẻ em vẫn có thểchu toàn được mọi việc. Vì như trên đã nói, đây là nghề không mới đối với nông dân mình. Mọi người cần phổ cập thêm một tí kiến thức về kỹ thuật nuôi ếch công nghiệp là có thể mạnh đạn bắt tay vào việc.

Tại nước ta, trừ những vùng có mùa đông cực lạnh còn những tỉnh – thành khác đều có thừa điều kiện để nuôi ếch. Có điều nếu khu chăn nuôi ở cận kề sông rạch sẽ tiện lợi hơn nhiều.

Thực tế cho thấy, ngay thị trường thịt ếch trong nước cũng chim đáp ứng được mức cầu do môi trường sống trong thiên nhiên của ếch bị đe dọa nghiêm trọng từng ngày. Trong khi đó nhà hàng, quán ăn mọc lên khắp nơi, mà trong thực đơn cứa họ thịt ếch là món đặc sản. Đó là chưa nói đến thị trường xuất khẩu rộng lớn đang chờ đón chúng ta bên ngoài.

Ngày nay, con ếch là loài động vật lưỡng cư có giá trị kinh tế cao, không kém gì những mặt hàng xuất khẩu thủy sản khác.

Được biết, hiện nay nhiều tỉnh – thành trong nước đang có nhiều nông dân lập trại nuôi ếch công nghiệp. Tại thành phố Hồ Chí Minh cũng có nhiều cơ sở nuôi ếch giống, trong đó có hai trại lớn mà chúng tôi được biết và có dịp ghé thăm: đó là trại ếch giống ở dốc cầu Trường Phước, quận 9, và trại ếch giống An Lộc ở số 94B/1055 đường Nguyễn Văn Dung, phường 17 quận Gò Vấp do kỹ sư Phạm Thanh Tâm lập ra. Trại An Lộc đang nuôi 10 ngàn con giống ếch Bò (Bull Frog) và con số này sẽ còn tăng cao hơn nứa trong tương lai gần. Trại An Lộc trước đây nuôi cá sấu, nay chuyển sang nuôi ếch giống công nghiệp, và dự định thuộc da ếch

để nhồi bông, và tạo những mặt hàng mỹ nghệ từ da ếch. Ở nhiều tỉnh vùng Hậu Giang, nhiều nơi chỉnuôi ếch đồng, bước đâu cũng đem lại kết quả tốt.

Trước tình hình và xu hướng muốn khai thác con ếch rộng rãi và hiệu quả hơn, chúng tôi mong rằng những điều được trình bày trong nội dung cuốn sách này sẽ giúp ích ít nhiều cho những ai đang quan tâm đến nghề nuôi thủy sản tương đối mới mẻ này.

♥♥♥ ⇒⇒ Nếu bạn cần sách KỸ THUẬT NUÔI ẾCH GIỐNG  để vững tin hơn trên con đường chăn nuôi ếch của mình thì ấn tải về ngay bên dưới nhé, chúc bạn sớm thành công trên con đường mình đã chọn.

NUT_DOW

Bà con có thể để lại ý kiến thắc mắc của mình tại đây