Làm giàu với nghề nuôi cá rô đồng

Hướng dẫn chọn giống cá rô đồng

Trong kỹ thuật ‘ép’ cá để mong sau này sản sinh ra những đàn cá con đạt chuẩn cho mình, bất cứ chủ nuôi nào cũng cố chọn cho bằng được những cặp cá trống mái đạt chuẩn như: giống tốt, lớn con, khỏe mạnh, không mang dị tật và mầm bệnh trong người.

Mà chọn được nhưng cặp cá giống như vậy không phải là việc dễ dàng.

Kinh nghiệm đó không phải chỉ riêng những người chăn nuôi chuyên nghiệp của nước ta biết đến, mà ngay các trại cá giống nổi tiếng trên thế giới họ cũng đặc biệt quan tâm đến điều này.

Nói cách khác, càng khắt khe với chính mình trong việc chọn lựa đó ta càng gặt hái được nhiều thành công trong việc ‘ép’ cá.

Thực tế cho thấy, không những chỉ riêng cá nuôi cho sinh sản mà các loài chim thú khác, với người càng có nhiều kinh nghiệm trong nghề lại càng cẩn trọng hơn trong việc tuyển chọn con trống con mái (đực cái) vừa ý mới cho ghép đôi. Vì lẽ dễ hiểu, cha mẹ có mang những gien tốt thì con cái của chúng sẽ thừa hưởng được những gien tốt đó của cha mẹ.

Làm giàu với nghề nuôi cá rô đồng
Làm giàu với nghề nuôi cá rô đồng

Được biết, trong đời sống hoang dã, các loài cầm thú trong việc lưu truyền nòi giống, chúng cũng có một ‘luật lệ’ riêng, tuy khe khắt, lắm khi tàn bạo, nhưng nhờ đó qua thời gian, dòng giống chúng mới được trường tồn, không bị tuyệt chủng. Đó là sự ‘ghép đôi’ tưởng là cẩu thả, bừa bãi nhưng thật ra chúng đã có một sự chọn lựa khôn ngoan!

Sự chọn lựa đó của các loài muông thú, dĩ nhiên là theo cách riêng của chúng.

Xin được đơn cử một ví dụ: Đến mùa sinh sản, trong khu rừng có một con nai cái đến kỳ động dục. Nó vừa cất lên những tiếng kêu và mình nó tiết ra một thứ mùi đặc trưng (chỉ đến kỳ động dục mới tiết ra) lan tỏa trong gió để quyến rũ nai đực. Thế là bao nhiêu nai đực trong vùng đều phóng nhanh đến chỗ nai cái để ve vãn.

Nhưng, muốn được làm bạn tình của ‘nàng’ không phải con nai đực nào đến sớm là sẽ được quyền ưu tiên! Mà tất cả nai đực phải đem hết sức lực và cả mạng sống của mình ra để tham gia một cuộc tỉ thí quyết liệt. Cuối cùng, phần thưởng được làm chồng nai cái dành cho con nai đực nào mạnh mẽ nhất, thắng được tất cả các đối thủ của nó.

Điều đó cho ta thấy, trong loài thú, chỉ có những con đực hùng mạnh mới được ‘chọn’ làm việc truyền giống với con cái. Nhờ đó, con cái chúng sinh ra mới khỏe mạnh, sởn sơ mau lớn.

Trong đời sống hoang dã, đa số chim muông đến mùa sinh sản đều ghép đôi với nhau theo cách này cả. Ngay gia súc, gia cầm trong nhà như chó mèo, gà vịt cũng ‘kết đôi’ theo luật tự nhiên đó. (‘hẵng hạn nhà có con chó cái động dục thì ngoài vườn cả bầy chó đực từ đâu kéo đến gầm gừ với nhau, sau đó chúng lăn xả chồm vào nhau để cắn xé và kêu la inh ỏi. Sau cùng chỉ duy nhất con thắng trận mới được ở lại cạnh ‘nàng’ một bước không rời. Còn những con kém tài yếu sức thì mạnh con nào con nấy lo tìm đường trốn chạy thục mạng một mạch về nhà.

Thú đã vậy, còn chim chóc thì sao?

Chim chóc cũng đấu đá với nhau để cố tranh giành ‘người đẹp’ trong mùa sinh sản của chúng. Nhưng, đa số chim trống đều biết dùng giọng hót véo von của mình để tán tỉnh chim mái.

Với loài chim, trong mùa sinh sản, chính chim mái mới làm cái việc tuyển lựa chim trống thực sự ưng ý với mình mới chịu ghép đôi.

Nhiều thí nghiệm cho thấy chim mái chỉ chịu ghép đôi với con chim trống nào trong vùng có giọng hót hay nhất mà thôi.

Hằng năm, khi mùa mưa bắt đầu thì cũng khởi đầu mùa sinh sản của các loài chim. Lúc này, ta thấy chim mái bay từ vườn này qua vườn khác vừa kiếm mồi vừa lắng nghe được nhiều giọng hót hay dở khác nhau. Do muốn được chim mái chiếu cố đến mình nên các chim trống đều cố trổ hết tài nghệ ra hót. Và cuối cùng, bay hết từ vườn này sang vườn khác, chim mái cũng tìm được cho mình một chàng hào hoa nhất để kết đôi.

Nhiều nhà điểu học đã làm một thí nghiệm sau đây: Họ nhốt trong lồng một con chim Yến mái đang bắt đầu động dục. Sau đó, thả vào ngăn lồng bên cạnh một chim Yến trống rất sung nhưng hót dở thì thấy con chim Yến mái tỏ ra dửng dưng không chú ý đến. Họ liền thay con trống dở này bằng một con trống dở khác vào đó thì thấy Yến mái vẫn không thèm quan tâm! Nhưng, cuối cùng họ thay vào một chú chim Yến trống khác có giọng hót thật hay, thì khi con trống đó vừa cất tiếng hót, chim mái liền đứng xổm trên cầu đậu, và mặt nó lơ láo như kẻ bị hớp hồn! Khi thả con trống đó vào chung ngăn, chim mái sẽ chịu đứng yên cho chim trống rỉa lông, và cho trống phối giống.

(Nếu cưỡng ép ghép đôi với con trống mà chim Yến mái chê, chim mái sẽ hung hăng phá tổ, tỏ ý cương quyết không bằng lòng).

Trở lại vấn đề chọn cá rô giống trống mái để cho sinh sản, ta nên thực hiện những việc sau đây:

Nếu mua cá ở những nơi bán cá giống có uy tín lâu năm. ơ đó, dù không có thương hiệu đi nữa, họ cũng cố giữ uy tín với khách hàng nên cung cấp những cá giống tốt.

Nên chọn nuôi những cá rô giống hơi lớn tháng tuổi một chút cho dễ nuôi, dễ sống hơn là cá quá nhỏ (chọn loại 200 con/kí chứ đừng chọn loại nhỏ hơn).

Cá rô giống khi ương nuôi nên chọn cá có cùng kích cỡ với nhau, nhằm tránh việc cá lớn tranh ăn hết mồi của cá bé, và cũng tránh cá lớn ăn thịt cá bé (theo tập tính của giống này).

Dù vậy, để cẩn thận hơn ta nên tuyển chọn thêm một vài lần để loại bỏ trước những cá không đạt chuẩn. Như đợt đầu:

Loại bỏ những cá đèo đẹt, chậm lớn, không đạt tiêu chuẩn nuôi làm giống.

Loại bỏ những cá bị thương tật, có mầm bệnh.

Đến giai đoạn cá giống đã thành thục, ta nên tuyển chọn lại một lần nữa:

Chỉ giữ lại những cá rô trống mập mạnh, có tinh dịch màu trắng đục và sánh đặc.

Chỉ giữ lại những cá rô mái mập mạnh, bụng mềm và to.

Khi đã tuyển lựa được đàn cá rô giống ưng ý, hằng ngày ta tiếp tục cho cá ăn no đủ với khẩu phần ăn bổ dưỡng để chúng đủ sức sinh sản sau này.

♥♥♥ ⇒⇒ Nếu bạn cần sách KỸ THUẬT NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG  để vững tin hơn trên con đường chăn nuôi tôm của mình thì ấn tải về ngay bên dưới nhé, chúc bạn sớm thành công trên con đường mình đã chọn.

NUT_DOW

Bà con có thể để lại ý kiến thắc mắc của mình tại đây