nuôi trồng thủy sản

Vị trí và chức năng của ngành nuôi trồng thủy sản

Vị trí của ngành nuôi trồng thủy sản

Hệ thống và Quản lý nuôi trồng thủy sản là một học phần của chương trình đào tạo nuôi trồng thủy sản. Bệnh học thủy sản và Quản lý Môi trường và Nguồn lợi thủy sản, giúp cho người học và nghiên cứu có thể hiểu một cách tổng thể về hệ thống nuôi trồng thủy sản và công tác quản lý nuôi trồng, cũng như khai thác và phát triển một cách hợp lý nguồn lợi thủy sản. Đồng thời chi tiết hóa từng thành phần của hệ thống, bao gồm cả thành phần bên trong và bên ngoài; cố định và biến đổi; chính và phụ… Từ đó, công tác quản lý nuôi trồng thủy sản phù hợp hơn và cao hơn là có khả năng điều khiển được các hoạt động của các yếu tố/thành phần trong các hệ thống sản xuất đặc thù này.

Vai trò của ngành nuôi trồng thủy sản

Quản lý hệ thống nuôi trồng thủy sản nâng cao khả năng sử dụng và phát triển nguồn lợi thủy sản và góp phần bảo vệ tài nguyên môi trường nuôi trồng thủy sản. Đồng thời quản lý hệ thống nuôi trồng thủy sản cung cấp cho người học, người quan tâm đến nuôi trồng thủy sản, có thể tổ chức sản xuất có hiệu quả.

thủy sản

Chức năng và nhiệm vụ của ngành nuôi trồng thủy sản

Hệ thống và Quản lý nuôi trồng thủy sản có chức năng cơ bản là hiểu và nhận biết chức năng của hệ thống NTTS trong hệ thống sản xuất và phát triển. Ngoài ra, người học sẽ hiểu được các thành phần, có thể điều hành và quản lý chúng đi theo đúng ý muốn của con người mà vẫn đảm bảo được mọi tiêu chí của phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững trong điều kiện sinh thái nhất định nào đó.

Có hai chức năng:

a)  Hiểu biết về lý thuyết hệ thống và các thành phần trong hệ thống nuôi trồng thủy sản. Đó là sự nhận thức về hệ thống và vai trò của từng thành phần, đi đến thiết kế hay xây dựng các thành phần theo hướng ưu tiên của con người hoặc là tự nhiên. Tuy nhiên, việc điều hành hệ thống và các thành phần của chúng phải trên nguyên tắc đảm bảo phát triển cân đối, phù hợp và lâu dài.

b)  Thực tiễn của hệ thống nuôi trồng thủy sản có quan hệ biện chứng với các khoa học tự nhiên và xã hội khác. Giải quyết những vấn đề thực tiễn của hệ thống là những vấn đề xảy ra trong quá trình sản xuất các loại sản phẩm vật nuôi và cây trồng, đồng thời các khâu chế biến và thị trường tiêu thụ. Nghiên cứu hệ thống còn phải định hướng và dự báo các khả năng, qui luật hoạt động của các thành phần trên cơ sở các đặc điểm của hệ động thực vật, và thuộc tính của chúng. Điều quan trọng là sự vận động của từng yếu tố trong hệ thống và các mối quan hệ tương tác lẫn nhau. Nghiên cứu hệ thống có thể đưa ra các dự báo tương lai và cung cấp thông tin cần thiết cho việc lựa chọn các quyết định sản xuất và quản lý thích hợp.

c)  Nhiệm vụ của hệ thống và nghiên cứu hệ thống nuôi trồng thủy sản đó là nghiên cứu lý luận, nghiên cứu thực nghiệm và nghiên cứu ứng dụng, và chuyển giao mô hình. Đồng thời trên cơ sở các nghiên cứu chúng ta cần có các giải pháp quản lý tốt nhất và phù hợp với từng đối tượng và hệ sinh thái.

–    Phát triển các khái niệm, các phạm trù, lý thuyết hệ thống và các đặc thù của khoa học mang tính tổng hợp vừa tự nhiên, vừa xã hội.

–    Kiểm nghiệm, chứng minh các giả thuyết và các câu hỏi khoa học của các nghiên cứu hệ thống nuôi trồng thủy sản đặt ra cho từng thời kỳ hay giai đoạn phát triển của xã hội, đồng thời phát hiện các bằng chứng để sửa đổi hay thay thế các thành phần (yếu tố) phù hợp hơn và thích nghi cao hơn (đổi mới cơ cấu các đối tượng nuôi, trồng). Nghiên cứu thực nghiệm còn là cầu nối giữa lý luận và thực tiễn. Khi thực hiện tốt nghiệm vụ này, trình độ lý luận và tay nghề của các nhà nghiên cứu và quản lý hệ thống nuôi trồng thủy sản cũng được nâng lên.

–    Nghiên cứu hệ thống nuôi trồng thủy sản còn có nhiệm vụ ứng dụng tri thức khoa học thủy sản vào đời sống của con người. Nghiên cứu ứng dụng hướng tới giải quyết việc đề ra các giải pháp ứng dụng, những phát hiện của nghiên cứu lý luận và thực nghiệm trong các hoạt động thực tiễn thủy sản. Căn cứ vào chính sách và đường lối phát triển thủy sản và phát triển nông thôn, nhất là chiến lược định hướng khoa học công nghệ và sinh học thủy sản trong tương lai, hệ thống nuôi trồng thủy sản và nghiên cứu hệ thống cần nghiên cứu và tham gia giải quyết các khía cạnh mang tính hệ thống và phát triển bền vững trong nuôi trồng thủy sản và phát huy tài nguyên nước.

♥♥♥ ⇒⇒ Nếu bạn cần sách KỸ THUẬT NUÔI THỦY SẢN TOÀN TẬP  để vững tin hơn trên con đường chăn nuôi ong của mình thì ấn tải về ngay bên dưới nhé, chúc bạn sớm thành công trên con đường mình đã chọn.

NUT_DOW

Bà con có thể để lại ý kiến thắc mắc của mình tại đây