gà thả vườn

Mô hình VAC với nuôi trồng thủy sản là chủ yếu

1. Vai trò và ý nghĩa của ao trong VAC

–    Ao hồ là nơi tích nhiệt, dự trữ năng lượng và có tác dụng điều hòa tiểu khí hậu trong vườn mát về mùa hè và ấm áp về mùa đông.

–    Ao hồ góp phần hạn chế ô nhiễm môi trường, phòng chống hỏa hoạn.

–    Cung cấp nước tưới cho cây trồng, có thể sản xuất thức ăn cho chăn nuôi (rong, bèo…).

–    Ao hồ cũng là nơi giải trí vui chơi.

–    Ao hồ là nơi nuôi trồng thủy sản, cung cấp nhiều thực phẩm tươi sống cho con người, thức ăn cho vật nuôi và sản xuất hàng hóa.

–    Ao hồ là một hệ sinh thái tổng hợp, có nhiều loại cây và con khác nhau: cây mọc ven bờ, cây thả trên mặt nước, rong rêu, động thực vật phù du, sen và củ súng. Các loại như ếch nhái, tôm, cua, cá và chăn thả cả vịt, ngan, ngỗng.

2. Thiết kế ao cá

–    Ao không bị cướm, rợp

–    Ao có điều kiện cấp và thoát nước chủ động

–    Môi trường nước tốt, không bị ô nhiễm. Nước trung tính (pH = 7), nhiệt độ 22- 25oC, oxy hòa tan trên 3 mg/lít.

–    Màu nước xanh nõn chuối

–    Bờ ao cao, phát quang sạch sẽ, không rò rỉ, không sạt lở, không có khe hốc cho rắn rít cư trú.

–    Đáy ao có lớp bùn dày 15-20 cm. Bùn không hôi thối.

–    Trước khi nuôi cá, cần thiết phải xử lý hồ bằng cách khử độ chua hay diệt tạp khuẩn trong ao nuôi. Ao mới đào, ao chua phèn, ao nhiều bùn thối: 7-10 kg/ 100 m2; các loại khác: 5-7 kg/100 m2; Sau khi rãi vôi 2 ngày thì xả nước vào ngập đáy ao và có thể san bằng bề mặt của đáy hồ.

3. Xác định cơ cấu cá nuôi

–    Nuôi ghép nhiều loại cá

–    Nuôi ghép với tỷ lệ thích hợp, mỗi đối tượng ở mỗi tầng nước khác nhau

–    Mật độ tùy theo khả năng cung cấp thức ăn và bề mặt diện tích ao nuôi

–    Nguyên tắc không nuôi chung các loại cá có thể ăn thịt lẫn nhau hay có đặc tính sinh học riêng ảnh hưởng đến nhau.

4. Nguồn thức ăn cho cá

–    Thức ăn từ phân của gia súc, gia cầm, phân xanh. Các loại thân, lá cây và cả cỏ.

–    Thức ăn từ các phụ phế phẩm nông nghiệp và công nghiệp chế biến

–    Thức ăn hỗn hợp và thức ăn bổ sung

5. Quản lý và chăm sóc

–    Nhiệt độ ao nuôi thích hợp từ 22-30oC

–    Giữ ao mát trong mùa hè, ấm trong mùa đông

–    Thay nước theo định kì, đặc biệt khi trời nóng nực

–    Giữ nồng độ O-xy thích hợp, 3 mg/lít

–    Theo dõi màu nước, nếu thấy có thay đổi xấu thì phải tìm cách thay nước hay khắc phục

–    Phòng bệnh cho cá

–    Gìn giữ môi trường ao nuôi và xung quanh ao nuôi sạch sẽ, không bị ô nhiễm

6. Thu hoạch

Phải có kế hoạch thu hoạch hay đánh bắt cho thích hợp với tình hình thực tế sản xuất của cá trong ao. Có thể sử dụng phương thức đánh tỉa, thả bù hay đánh bắt đồng loạt.

♥♥♥ ⇒⇒ Nếu bạn cần sách KỸ THUẬT NUÔI THỦY SẢN TOÀN TẬP  để vững tin hơn trên con đường chăn nuôi ong của mình thì ấn tải về ngay bên dưới nhé, chúc bạn sớm thành công trên con đường mình đã chọn.

NUT_DOW

Bà con có thể để lại ý kiến thắc mắc của mình tại đây