nuôi trồng thủy sản

Đánh giá về chức năng sinh thái của hệ thống nuôi trồng thủy sản

1. Đánh giá về cân bằng dinh dưỡng hay năng lượng

Năng lượng được sử dụng một cách tối ưu, trên cơ sở nguồn năng lượng sẵn có của tự nhiên. Tuy nhiên có thể sử dụng, tái tạo và phục hồi nguồn năng lượng trong hệ thống sản xuất. Quan trọng là xem xét chu trình năng lượng vận chuyển và chảy trong hệ thống.

Đồng thời việc sử dụng năng lượng, hệ thống sản xuất phải sử dụng có hiệu quả và đa dạng hóa nguồn năng lượng. Nguồn năng lượng không bị cạn kiệt và tái phục hồi sau mỗi chu trình sản xuất. Hiệu quả sử dụng năng lượng đó là nâng cao đời sống con người và công bằng xã hội.

thủy sản

2. Hiệu quả sử dụng Nitơ

Việc đánh giá hiệu quả sử dụng Nitơ rất quan trọng trong hệ thống nuôi trồng thủy sản. Vấn đề quan trọng là chu trình Nitơ phải được sử dụng một cách khép kín, không gây nên ô nhiễm môi trường. Nguồn Nitơ lấy từ tự nhiên (trong đất, nước, thực vật), phải được trả lại và tái tạo bằng Nitơ tự nhiên. Ví dụ, việc trồng các cây họ đậu có khả năng cố định Nitơ ở rễ cây chẳng hạn, đó là giải pháp tái tạo độ phì của đất và trả lại cho đất lượng Nitơ mà con người lấy qua sản phẩm của hệ thống sản xuất nông nghiệp. Cân bằng Nitơ trong hệ thống nuôi trồng hết sức quan trọng và có ý nghĩa cho sự phát triển của hệ thống nuôi trồng thủy sản. Trong hệ thống nuôi hỗn hợp các đối tượng, việc cân bằng Nitơ có thể được xoay chuyển theo các chu trình phát triển của cá, tôm hay nhuyễn thể có mặt trong hệ thống nuôi, mỗi một loại có đặc điểm cân bằng khác nhau, do vậy người nuôi trồng phải biết được khả năng sử dụng Nitơ của từng đối tượng để thiết kế mô hình nuôi hay hệ thống nuôi phù hợp. Điều quan trọng, giá trị Nitơ trong sản phẩm được tích lũy cao và khả năng tái tạo trong tự nhiên được duy trì.

Việc xuất khẩu tôm hàng năm do tăng cường năng suất và thâm canh công nghiệp, điều này có thể làm suy giảm môi trường nước dẫn đến chất lượng nước suy thoái. Vì vậy người nông dân phải hạn chế sử dụng các hóa chất, phân hóa học hay thuốc thú y mà họ phải sử dụng các chất sinh học hay hữu cơ để giảm thiểu ô nhiễm và chất lắng đọng hữu cơ. Ngoài ra, công nghệ nuôi phát triển và có thể xử lý nước thải bằng phương pháp cơ học (vật lý) hay phương pháp sinh học để giảm lượng chất thải ô nhiễm vào môi trường chung.

Được cấu tạo từ các acid amin, các acid amin không thay thế quyết định giá trị dinh dưỡng của thực phẩm. Protein của ngũ cốc thường thiếu lysine và các acid amin có chứa lưu huỳnh (methionine, cysteine), trong khi protein của cá là nguồn giàu các acid amin này. Do đó, protein cá có giá trị dinh dưỡng cao hơn các loại protein từ động vật khác.

Việc tồn tại N trong ao nuôi trồng thủy sản:

Amonia: Trong ao hồ, amonia xuất hiện như một sản phẩm do sự biến dưỡng của động vật trong nước cũng như từ sự phân hủy các chất hữu cơ với tác dụng của vi khuẩn. Trong nước amonia được phân chia (dissociate) làm 2 nhóm: nhóm NH3 (khí hòa tan) và nhóm NH4+ (ion hóa).

–    Chỉ có dạng NH3 (khí hoà tan) của amonia là gây độc cho ao hồ. Sự phân chia này chịu ảnh hưởng của pH, nhiệt độ và độ mặn nhưng pH ảnh hưởng quan trọng hơn cả. Nếu tăng 1 đơn vị pH thì sẽ tăng 10 lần tỷ lệ NH3 (khí hòa tan) của amonia. Tính độc của amonia gây ra không đáng lo ngại lắm trong ao hồ vì thực vật phiêu sinh (phytoplankton) sẽ giữ cho mức độ độc hại này ở mức thấp, tuy nhiên nếu ao hồ có mật độ tảo cao quá thì mức NH3 vẫn có thể xuất hiện. Đồng thời, chính tảo sẽ làm giảm lượng ô xy hòa tan hay chất lượng nước sẽ nghèo đi. Mức độ NH3 (khí hòa tan) của amonia thay đổi giảm về ban đêm ứng với sự thay đổi của pH và nhiệt độ. – Dưới tác dụng của vi khuẩn, amonia sẽ bị biến đổi thành Nitrite (NO2) (bằng Nitrosomonas bacteria) rồi Nitrate (NO3) (bằng Nitrobacter bacteria).

–    Hình thức Nitrate thường vô hại, nhưng trong môi trường nước mà lượng chlorinity thấp thì nitrate sẽ gây độc cho tôm. Nitrate gây độc chính yếu là tạo thành chất methemoglobin và giảm sự chuyển oxygen tới tế bào. Để trị chất độc của Nitrate ta có thể áp dụng Chloride để mang tỷ lệ Nitrate: Chloride tới 0,25.

3. Đánh giá về đa dạng sinh học và nguồn lợi thủy sinh

Đánh giá sự đa dạng về gen, loài và hệ sinh thái. Như vậy đa dạng sinh học bao gồm 3 cấp độ khác nhau và tồn tại trong một quần xã sinh học. Khi đánh giá, chúng ta cần xem xét một cách tổng thể tất cả các yếu tố, đối tượng và các mối quan hệ các đối tượng với tất cả các yếu tố bên trong và bên ngoài.

Đánh giá tác động của các loài thủy sinh vật nhập nội đến đa dạng sinh học và nguồn lợi thủy sản. Đánh giá tác động của NTTS đến đa dạng sinh học và nguồn lợi thủy sản là sự cần thiết và xác định các loài sinh vật thủy sinh có mặt và sự phát triển của chúng trong môi sinh, liên quan hay ảnh hưởng của chúng tới đa dạng sinh học và nguồn lợi thủy sản thông qua một số đặc trưng cơ bản: tính cạnh tranh thức ăn, nơi cư trú và các loài bản địa, sức đề kháng bệnh. Trong đánh giá đa dạng sinh học cần thiết nêu được giá trị về sinh cảnh, giá trị kinh tế của đa dạng nguồn lợi thủy sản. Đồng thời, chúng ta cũng đưa ra giải pháp quản lý thích hợp đối với từng nhóm đối tượng sao cho sự phát triển và sử dụng hợp lý các đối tượng nuôi trong điều kiện sinh thái và khí hậu biến đổi và có lợi nhất. Đây cũng là một cơ sở để lựa chọn nguyên vật liệu cho nuôi trồng thủy sản mang lại giá trị kinh tế cao, bền vững với môi trường cho người nông dân cũng như các nhà quản lý thủy sinh và làm sáng tỏ hơn đường hướng quy hoạch và phát triển nuôi trồng thủy sản ở nước ta.

♥♥♥ ⇒⇒ Nếu bạn cần sách KỸ THUẬT NUÔI THỦY SẢN TOÀN TẬP  để vững tin hơn trên con đường chăn nuôi ong của mình thì ấn tải về ngay bên dưới nhé, chúc bạn sớm thành công trên con đường mình đã chọn.

NUT_DOW

Bà con có thể để lại ý kiến thắc mắc của mình tại đây