nuôi trồng thủy sản

Một số thuật ngữ trong nghiên cứu hệ thống nuôi trồng thủy sản

1.Yếu tố sinh học

Yếu tố sinh học chính là đối tượng sản xuất trong nông lâm ngư (cây trồng, vật nuôi) để tạo ra sản phẩm thỏa mãn mục tiêu (ăn, mặc) của con người. Các sinh vật gây hại hay thiên địch (côn trùng, các động vật khác, nấm, vi khuẩn, siêu vi khuẩn, và cỏ dại) và có lợi cũng thuộc yếu tố sinh học trong NCHTNTTS.

2.    Yếu tố vật lý

Yếu tố vật lý bao gồm ba yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp là khí hậu, thủy văn và đất đai. Tổ hợp các yếu tố này sẽ được các đơn vị (vùng) sinh thái nuôi trồng thủy sản (agro-ecological region). Vùng sinh thái nông nghiệp là vùng có sự đồng nhất cao về điều kiện khí hậu, đất đai và chế độ nước và thích hợp cho các HTNTTS nhất định.

thủy sản

3.    Yếu tố kinh tế – xã hội

Những yếu tố kinh tế bao gồm vốn, tín dụng, tiềm năng về thị trường và giá cả nông sản, chi phí về lao động, chi phí về vật tư (giống, phân bón, thuốc nông nghiệp, công cụ nông nghiệp, đặc điểm quyền sở hữu ruộng đất,…). Các yếu tố này có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của HTCN.

Những yếu tố về xã hội bao gồm tập tục sinh hoạt của một cộng đồng xã hội tại một địa phương như: tập quán canh tác, văn hóa, tôn giáo, tiêu dùng và tích lũy, tình nghĩa xóm làng, các tổ chức đoàn thể, xã hội, và chủ trương chính sách. Khi yếu tố kinh tế phát triển thì yếu tố xã hội cũng thay đổi theo và ngược lại. Do vậy, hai nhân tố này thường được ghép chung trong nghiên cứu HTNTTS.

4.    Mô hình các đối tượng nuôi

Mô hình nuôi tổng hợp là kiểu bố trí các loài khác nhau trong cùng một ao nuôi hay một môi trường nuôi theo trình tự thời gian, thông thường trong một năm nhưng cũng có thể trong chu kỳ nhiều năm. Thí dụ: Cá mú – Tôm – Lúa đông xuân, lúa hè thu – lúa thu đông – màu đông xuân.

5.    Thành phần và hợp phần kỹ thuật

Hợp phần kỹ thuật là tất cả (gói) biện pháp kỹ thuật tác động vào sản xuất cây trồng, vật nuôi từ chọn giống, phương pháp canh tác, chăm sóc, đến thu hoạch và tồn trữ, chế biến. Thành phần kỹ thuật là từng kỹ thuật canh tác trong hợp phần kỹ thuật như kỹ thuật bón phân, cách phòng trừ sâu bệnh, cách cho ăn. Đây là mối quan tâm lớn nhất trong nghiên cứu để cải tiến HTCN.

6.    Tài nguyên

Tài nguyên của một nông hộ là tất cả những gì nông hộ có được, bao gồm đất đai, tiền vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật, lao động và cả kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm.

7.    Hoàn cảnh nông dân

Hoàn cảnh nông dân là những điều kiện sản xuất và đời sống của họ ảnh hưởng đến sự quyết định của nông dân trong việc lựa chọn thực hiện một HTNTTS hay áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong canh tác. Nó bao gồm tất cả các yếu tố vật lý, sinh học, kinh tế – xã hội, tài nguyên… Bất cứ người nông dân hay nông hộ nào trong nông thôn đều có mục tiêu để sản xuất và luôn có những khó khăn, trở ngại kèm theo (nhất là nông dân nghèo, sản xuất nhỏ). Do vậy, nghiên cứu và hiểu được hoàn cảnh của nông dân là điều kiện cần thiết trong nghiên cứu HTNTTS.

8.    Nghiên cứu đơn ngành

Nghiên cứu đơn ngành là nghiên cứu trong một lĩnh vực chuyên biệt như nuôi cá, nuôi giáp xác, nuôi nhuyễn thể, kinh tế trang trại, khoa học phát triển nông thôn, thậm chí trong chuyên ngành hẹp hơn: dinh dưỡng cho tôm, phòng trị bệnh cho cá mú. Thông thường, nghiên cứu đơn ngành sẽ không thấy hết bối cảnh phức tạp của sản xuất và phát triển nuôi trồng thủy sản.

9.    Nghiên cứu đa ngành và liên ngành

Nghiên cứu đa ngành là tập hợp các nghiên cứu đơn ngành nhưng vẫn giữ tính độc lập của các chuyên ngành. Vượt quá giới hạn đó, nghiên cứu liên ngành đòi hỏi sự trao đổi, bàn bạc đi đến thống nhất chung của các chuyên gia nhiều lĩnh vực về phương hướng, mục tiêu nghiên cứu chung và riêng trên cơ sở hiểu rõ các thành phần và mối quan hệ hữu cơ của hệ thống cần nghiên cứu và phát triển (một HTNTTS, vùng, quốc gia). Nghiên cứu liên ngành sẽ cho hiệu quả cao về thời gian và kinh phí.

10.  Cộng đồng

Cộng đồng là nhóm người có những đặc điểm thái độ, cách ứng xử, tập quán sinh hoạt và ước muốn, nguyện vọng tương đối giống nhau, cùng sống trong một bối cảnh tự nhiên, kinh tế – xã hội.

11.  Sự tham gia

Sự tham gia (của nông dân, cộng đồng) là yếu tố rất quan trọng, mang tính quyết định của NC-HTNTTS. Đó cũng là yếu tố phân biệt giữa NC-HTNTTS và nghiên cứu truyền thống. Tuy nhiên, các chương trình nghiên cứu và phát triển nông thôn – nông nghiệp, có lúc có nơi, không phải luôn luôn đảm bảo cho sự tham gia của nông dân, cộng đồng đạt được đầy đủ ý nghĩa nhất (tham gia quyết định). Để có thể đạt được kết quả tốt nhất, nhóm nghiên cứu HTNTTS liên ngành phải tạo mọi điều kiện thuận lợi để sự tham gia được thể hiện đầy đủ nhất.

12.  Các bên liên quan

Đó là các tổ chức Nhà nước, chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị xã hội, các công đồng ngư dân và các nông hộ tham gia vào các hoạt động nuôi trồng thủy sản.

♥♥♥ ⇒⇒ Nếu bạn cần sách KỸ THUẬT NUÔI THỦY SẢN TOÀN TẬP  để vững tin hơn trên con đường chăn nuôi ong của mình thì ấn tải về ngay bên dưới nhé, chúc bạn sớm thành công trên con đường mình đã chọn.

NUT_DOW

Bà con có thể để lại ý kiến thắc mắc của mình tại đây