nuôi trồng thủy sản

Nghiên cứu hệ thống nuôi trồng thủy sản

1.    Khái niệm

Nghiên cứu hệ thống nuôi trồng thủy sản (NCHT-NTTS) là một phương pháp nghiên cứu và phát triển hệ thống nuôi trồng thủy sản theo cách nhìn toàn bộ trang trại hay hệ thống ao nuôi, một tổng thể theo hệ thống, trong đó con người (nông dân hay ngư dân) là trung tâm, các thành phần và yếu tố được xem xét cụ thể và chi tiết và luôn đặt trong tổng thể và toàn diện. Nghiên cứu tập trung vào những mối liên hệ tương hỗ, phụ thuộc giữa môi trường tự nhiên và con người, giữa những thành phần cấu tạo hệ thống trong tầm kiểm soát của nông hộ và cách thức mà những thành phần này tác động qua lại với các yếu tố vật lý, sinh học, và kinh tế xã hội ngoài tầm kiểm soát của nông hộ.

thủy sản

2.    Mục tiêu nghiên cứu hệ thống nuôi trồng thủy sản

Theo Shaner và CTV., 1982: Mục tiêu của nghiên cứu hệ thống NTTS là xây dựng những giải pháp kỹ thuật thích hợp hơn cho người dân, cải thiện chính sách và dịch vụ cho nuôi trồng thủy sản, nâng cao phúc lợi cho nông hộ và mục đích xã hội. Cụ thể hơn, NCHTNTTS có mục tiêu làm gia tăng sức sản xuất của các HTNTTS bằng cách đưa ra các kỹ thuật và công nghệ nuôi cho nông dân, phát triển sự hiểu biết thấu đáo hơn về kỹ thuật và chuyển giao thích hợp vào các vùng sinh thái khác nhau để thích ứng với những biến đổi của môi trường.

Theo Merrill-Sands, 1986, các kỹ thuật đưa ra trong NCHTNTTS phải đạt các yêu cầu:

(i) Phát triển kỹ thuật liên quan và khả thi cho nông dân phải dựa trên hiểu biết đầy đủ về HTNTTS hiện tại; và

(ii) Kỹ thuật phải được đánh giá không chỉ về phương diện hoàn chỉnh kỹ thuật mà còn về sự phù hợp mục đích, nhu cầu và tình hình kinh tế-xã hội của nông dân nữa.

Như vậy, nghiên cứu hệ thống nuôi trồng thủy sản là tìm hiểu, và từ đó cải tiến, hệ thống sản xuất nuôi trồng thủy sản theo hướng phát triển bền vững về các mặt tự nhiên, kinh tế và xã hội với mục đích cuối cùng là cải thiện đời sống nông dân và xã hội. Không phải chỉ người nghiên cứu tự tìm hiểu và cải tiến hệ thống; người nghiên cứu phải làm sao để nông dân tự nhận thức được và cải tiến hệ thống với sự giúp đỡ tích cực của người nghiên cứu.

2.1. Bố trí nuôi trồng hợp lý để tối ưu hóa sử dụng tài nguyên tự nhiên

Trên cơ sở tài nguyên đất, nước, sinh học và các tài nguyên sẵn có trong một tiểu vùng sinh thái hoặc một quốc gia, việc nghiên cứu bố trí những HTNTTS thích hợp nhằm tối ưu hóa sử dụng nguồn tài nguyên tại chỗ sao cho bền vững và mang lại hiệu quả cao (sử dụng tài nguyên theo ưu thế tương đối của từng vùng sinh thái) là việc đầu tiên mà ngành nghiên cứu HTNTTS phải đặt ra để giải quyết.

2.2. Tác động những giải pháp kỹ thuật thích hợp

Trên cơ sở từng mô hình sản xuất tại mỗi vùng, NCHTNTTS cũng phải đề xuất các biện pháp tác động đến các thành phần kỹ thuật trong hệ thống canh tác sao cho phù hợp với điều kiện sản xuất tại địa phương (bối cảnh kinh tế xã hội, tập quán canh tác cũng như môi trường sống của nông dân). Để tác động những giải pháp kỹ thuật thích hợp, người nghiên cứu cần biết tổng thể về hệ thống canh tác tại đó và mối quan hệ qua lại của những thành phần kỹ thuật trong cùng hệ thống.

2.3. Nâng cao hiệu quả kinh tế và bảo đảm tính bền vững

Các giải pháp kỹ thuật đưa vào phải bảo đảm tăng thu nhập đồng thời có hiệu quả cao về đầu tư: tăng hiệu quả sử dụng lao động, tăng hiệu quả sử dụng đồng vốn, tăng hiệu quả sử dụng vật tư. Ngoài ra, yếu tố quan trọng khác là bảo đảm tính bền vững về độ phì nhiêu đất đai, tiểu khí hậu và môi trường sống tại vùng nghiên cứu.

Để thỏa mãn mục tiêu nghiên cứu nêu trên, người nghiên cứu cần phải xem xét sản xuất nuôi trồng thủy sản. Để giải quyết hệ thống này cần phải nghiên cứu liên ngành (bao gồm nhiều người ở các lĩnh vực khác nhau: làm chính sách, nghiên cứu, khuyến ngư, quản lý,…) và đối tượng cần giúp đỡ là nông dân.

2.4. Đảm bảo công bằng xã hội và xây dựng một xã hội văn minh

Nhằm xây dựng một xã hội công bằng, văn minh và hiện đại. Như vậy các nghiên cứu cần phải quan tâm đến các nhân tố xã hội và sự tác động các nhân tố xã hội vào sản xuất nuôi trồng thủy sản. Đồng thời, kiểm tra lại hiệu quả của NTTS tác động đến các yếu tố xã hội như dân trí, mức sống, công bằng xã hội, cộng đồng ngư dân…

♥♥♥ ⇒⇒ Nếu bạn cần sách KỸ THUẬT NUÔI THỦY SẢN TOÀN TẬP  để vững tin hơn trên con đường chăn nuôi ong của mình thì ấn tải về ngay bên dưới nhé, chúc bạn sớm thành công trên con đường mình đã chọn.

NUT_DOW

Bà con có thể để lại ý kiến thắc mắc của mình tại đây