ao cá đẹp

Đặc điểm sinh lý hóa của nước ao hồ ảnh hưởng đến cá như thế nào?

Toàn bộ đời sống của cá là các sinh vật làm thức ăn tự nhiên cho cá đều gắn bó với nước và riêng của từng loại vực nước có ảnh hưởng quyết định đến sự phát triển của cá.

Nước có khả năng hòa tan nhiều chất vô cơ, hữu cơ, các chất muối dinh dưỡng và chất khí, dẫn đến đặc điểm của từng  vực nước tốt xấu khác nhau.

–    Yếu tố nhiệt độ

Nhiệt độ nước ao hồ thường phụ thuộc vào nhiệt độ không khí nhưng mức độ biến thiên chậm hơn nhiệt độ không khí và ở hồ lớn khác với quy luật của ao hồ nhỏ. Nói chung nhiệt độ trong nước thường ổn định và điều hòa hơn trên cạn, biểu hiện rõ là về mùa lạnh, nước trong ao hồ càng dưới sâu càng ấm. Còn sang mùa nóng thì nước ở độ sâu lại mát hơn ở tầng mặt. Những hồ lớn nếu nhiệt độ không khí xuống chỉ còn 00C – 70C nhưng nhiệt độ nước thấp nhất trong hồ chỉ xuống khoảng 120C. Mùa hè nhiệt độ không khí lên đến 36 – 380C nhưng nhiệt độ nước chỉ lên 33 – 340C. Nhiệt độ nước cũng còn thay đổi theo ngày đêm.

ao cá

Bởi vậy trong các ao hồ nuôi cá người ta thường thả bèo tây vào một góc ao để cho nắng mùa hè và ngăn bớt gió rét mùa đông. Người ta cũng thường thả những loài cá yếu chịu rét xuống các ao sâu để chống rét cho cá.

–    Hàm lượng oxy hòa tan

Nguồn oxy trong nước bao gồm: Oxy không khí hoà tan trong nước do sóng và gió. (Đối với các bể ương cá hiện đại người ta còn trang bị máy sục khí để dẫn truyền oxy). Nguồn oxy cung cấp chính trong ao là do hoạt động quang hợp của thực vật thủy sinh, tuy nhiên lượng oxy trong nước có ít hơn đến 20 lần so với trên mặt đất.

Nguồn oxy trong nước thường luôn luôn bị tiêu hao do sự hô hấp của sinh vật thủy sinh và do quá trình phân hủy các hợp chất hữu cơ trong nước.

Do hàm lượng oxy trong nước luôn có sự thay đổi và ở các ao hồ khác nhau cũng có lượng oxy hoà tan khác nhau, ở hồ lớn hàm lượng oxy hoà tan lớn, thường từ 5 – 9mg O2/lít và có lúc lên tới 11 mg O2/lít. Ở ao hồ nhỏ hàm lượng oxy hoà tan nhỏ hơn. Độ sâu của ao hồ khác nhau cũng có hàm lượng oxy hoà tan khác nhau.

Ở tầng nước mặt từ 0 – 0.5111 hàm lượng oxy hoà lan ổn định từ 7,5 – 8,5 mg/lít. Càng xuống sâu, hàm lượng oxy càng giảm dần. Hàm lượng oxy còn thay đổi theo thời gian ngày đêm: Ở điều kiện ao bình thường, hàm lượng oxy cao nhất trong nước thường đạt 8-11 mg O2/lít vào lúc 15 – 17 giờ (3 – 5 giờ chiều) và thấp nhất là 0.8 – 1,28 mg O2/lít vào lúc l – 7 giờ sáng. Như vậy là chỉ trong 1 ngày đêm mà cá phải chịu đựng và thích ứng với sự dao động quá lớn về hàm lượng oxy, đó cũng là lý do về ban đêm và lúc sáng sớm, nhiều loài cá (như mè, trôi, trắm, chép) thiếu oxy thường phải nổi đầu lên mặt nước.

–    Khí CO2 (cacbonic)

Khí CO2 có hại cho sự hô hấp của cá, hàm lượng CO2 trong nước cao sẽ làm cá ngạt thở.

Nguồn CO2 được tạo ra trong nước ao hồ là do sự hoà tan khí CO2 từ không khí vào nước bởi sóng, gió. Còn do quá trình hô hấp của sinh vật trong nước hấp thụ O2 và thải CO2) và do quá trình phân giải các hợp chất hữu cơ có trong nước. Sự biến động CO2 trong nước hoàn toàn ngược lại với hàm lượng oxy trong nước: Ở tầng mặt hàm lượng CO2 thấp và tầng đáy ao có hàm lượng CO2 cao.

–    Khí H2S (Suynfua hydro)

Khí H2S là chất khí độc hại cho cá, được tạo ra bởi quá trình các hợp chất hữu cơ chứa lưu huỳnh lắng dọng dưới đáy nếu ao nước bị tù đọng, giàu chất hữu cơ, thiếu nguồn nước bổ sung thường xuyên, mỗi khi “trở trời” các hợp chất hữu cơ phân giải nhanh, tạo ra nhiều khí H2S, vượt quá ngưỡng chịu đựng của cá và không có lợi cho sinh vật phù du phát triển. Các ao hồ nước lưu thông thì hàm lượng H2S thấp hoặc không có.

–    Độ pH:

pH là một ký hiệu dùng để diễn ta mức độ chua (axit) hoặc kiềm (base) của nước.

Người ta thường dùng một loại giấy so màu nhúng xuống nước, hoặc dụng cụ chuyên dùng đo độ pH của ao nuôi cá. Chỉ số pH = 7 là nước trung tính, chỉ số pH càng thấp là nước càng chua, chỉ số pH càng cao, nước càng kiềm.

Trong điều kiện đất chua, những quá trình trao đổi lý hoá học giữa các thành phần trong đất và nước tạo ra các bất lợi cho sự phát triển các loài sinh vật, vi khuẩn cố định đạm (A/otobacter ) không phát triển và không có khả năng liên kết đạm tự do. Các vi khuẩn amôn hoá và nitrat hoá cũng như các sinh vật phù du không phát triển được, cá chậm lớn, còi cọc.

Độ pH còn có ảnh hưởng đến sự hô hấp của cá. Nếu nước bị chua phèn nhiều sẽ tác động lên chất nhờn của cá và da cá, ngăn cản sự hô hấp có thể làm cá chết. Ngược lại nếu nước có độ kiềm cao thì chất kiềm cũng phá hủy mang và da cá.

Độ pH ở ao hồ nuôi cá thường biến động không lớn, từ 7-7,6, tương đối ổn định, không có sự chênh lệch ở các khu vực trong hồ và các tháng trong năm. Ở độ sâu độ pH có giảm hơn, dao động từ 6,5-6,8 chính là do ảnh hưởng của sự phân hủy yếm khí lớp đáy bùn giàu chất hữu cơ.

– Các yếu tố dinh dưỡng trong ao cá

Các yếu tố dinh dưỡng chính trong ao hồ là xác định hàm lượng đạm, lân và lượng tiêu hao các hợp chất hữu cơ có trong nước.

+ Hàm lượng đạm NO2: thay đổi theo mùa vụ, vào mùa nước lớn hàm lượng NO2 lớn, vào mùa nước cạn hàm lượng NO2 thấp, biến động chung từ 0-0,2 mg/lit.

+ Hàm lượng NH4: biến động từ 0-0.38 mg/lit

+ Hàm lượng P2O5 từ 0.02-0.075 mg/lit

+ Hàm lượng muối dinh dưỡng trong ao hồ cũng thay đổi theo mùa và theo độ sâu ao. Vào mùa nước lớn hàm lượng cao, mùa nước cạn hàm lượng muối dinh dưỡng càng thấp.

Độ sâu của ao hồ: Hồ ao càng sâu, hàm lượng muối dinh dưỡng tăng dần từ mặt tới độ sâu.

Hàm lượng muối dinh dưỡng còn thay đổi theo từng vùng và địa phương khác nhau. Những ao hồ gần khu dân cư giàu chất dinh dưỡng hơn những ao hồ ở vùng đồi trọc, khô cằn.

♥♥♥ ⇒⇒ Nếu bạn cần sách KỸ THUẬT NUÔI THỦY SẢN TOÀN TẬP  để vững tin hơn trên con đường chăn nuôi ong của mình thì ấn tải về ngay bên dưới nhé, chúc bạn sớm thành công trên con đường mình đã chọn.

NUT_DOW

Bà con có thể để lại ý kiến thắc mắc của mình tại đây