Đáp: Đã từ lâu, nhân dân các vùng ngoại thành nơi có nguồn nước thải chảy qua, đã biết dùng nước thải dẫn vào ao nuôi cá.
Chất lượng nước thải tốt hay xấu phụ thuộc vào nguồn nước thải từ đâu đổ ra. Nói chung nếu là nước thái sinh hoại của vùng dân cư hoặc nước thải các xưởng chế biến thực phẩm dùng cũng được. Còn loại nước thải lẫn nhiều chất độc như nhà máy giày đa. nhà máy giấy, xà phòng và hoá chất khác v.v… cần phải được xem xét mức độ độc hại khi chúng hoà lẫn vào dòng nước thải thành phố.
Chất lượng nước thải đậm đặc hay loãng cũng tuỳ theo mùa: Mùa khô, nước thải đậm đặc như một dòng sông đen: mùa mưa nước thải được pha loãng. Nơi đầu nguồn, nước thải đặc, nơi cuối nguồn thì nước thải loãng vì chất thải đã được chìm lắng.
Các xã thuộc huyện Thanh Trì ngoại thành Hà Nội có tập quán nuôi cá nước thải tuy chưa qua xử lý nhưng được dẫn vào ao nuôi theo chu kỳ thời gian trong ngày và định mức khối lượng nước theo kinh nghiệm đã cho hiệu quả tốt.
Những vùng ruộng nuôi một vụ cá và trồng một vụ lúa thường đạt mỗi ha 3,5 tấn cá và 4.5 tấn thóc.
Những vùng ruộng luân canh 3 vụ trong năm: cấy lúa vụ Xuân -> nuôi cá vụ Thu -> trồng rau vụ Đông với các biện pháp chủ động hoàn toàn về tưới tiêu nước như hợp tác xã Thịnh Liệt đã thu được ngoài lúa và rau vụ Đông, còn đạt 3-4 tấn cá/ ha.
Việc nuôi cá bằng nước thải cần phải được nghiên cứu xử lý nguồn nước thải nhằm chống ô nhiểm môi trường và vệ sinh thực phẩm, bảo vệ sức khỏe cho nhân dân.
♥♥♥ ⇒⇒ Nếu bạn cần sách KỸ THUẬT NUÔI THỦY SẢN TOÀN TẬP để vững tin hơn trên con đường chăn nuôi ong của mình thì ấn tải về ngay bên dưới nhé, chúc bạn sớm thành công trên con đường mình đã chọn.