con nai

Kỹ thuật nuôi dưỡng nai đực giống

Nai đực để làm giống là nai đã được người nuôi chọn lựa kỹ càng rồi. Tất nhiên đó là nai tốt. Tuy nhiên, nếu ta lơ là trong việc nuôi dưỡng thì nai tốt rồi cũng trở thành nai xấu.

Một khi con nai đã suy, nhất là nai để làm giống, thì khó lòng “vực” nó lên được. Phải mất nhiều thời gian, công sức, và tốn kém nữa, ta mới giúp cho con giống trở lại mức độ bình thường.

Hãy chăm sóc tốt nhất cho nai đực giống từ những ngày đầu tiên

→ Hằng ngày cho ăn no đủ.

→ Theo dõi thường xuyên sức khỏe của nai.

→ Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ.

nai đực

Với nai đực, dù là đực giống, ta không nên tập cho nó kén ăn. Vẫn cho ăn những loại cỏ, lá như các nai khác. Cần tập cho nai đực ăn tạp, chứ đừng cưng chiều chỉ cho ăn những loại cỏ tốt nào đó, hoặc chỉ lá sung, lá mít mà thôi. Nên nhớ là nai đực ở vào tuổi trưởng thành có sức ăn rất mạnh, ba bốn chục kí cỏ một ngày. Nếu gặp nai kén ăn thì sức đâu mà đi cắt nổi !

Nai vốn nhốt trong chuồng trại, cỏ lá tự ta phải lặn lội cắt về. Vì vậy, nuôi một con nai tốn công phu bằng nuôi mấy con bò. Vì bò còn dẫn đi ăn hoặc cột ràng vào bụi cỏ nào đó, bò cũng tự kiếm ăn được.

Ngoài cỏ ra, ta nên bồi bổ cho nai đực giống thức ăn tinh chế hỗn hợp, gồm bột xay nhuyễn, cám gạo, bột đậu xanh, bánh dầu, bột cá, bột thịt, bột xương, bột sò, và muối ăn.

Thức ăn này có bày bán ở các cửa hàng bán thức ăn gia súc pha trộn riêng cho bò sữa, cho heo (các lứa tuổi), cho gà thịt, gà đẻ… Ta có thể dùng cám bò sữa cho nai ăn cũng được (ta có thể tự liệu mà gia giảm thêm). Hoặc, là ta có thể tự pha chế lấy, theo công thức tự chế cho phù hợp với nhu cầu của thú nuôi. Chẳng hạn :

→ Bắp xay chừng 40 phần trăm.

→ Cám gạo loại tốt chừng 35 phần trăm.

→ Bột đậu xanh độ 15 phần trăm,

→ Bánh dầu chừng 5 phần trăm.

→ 5 phần trăm còn lại dành cho khoáng chất, như bột xương, bột sò và muối.

Mỗi con nai đực giống nếu mập mạnh sẵn thì mỗi ngày, chỉ cho ăn dưới dạng khô hay pha với nước uống chừng 1 ký là vừa. Dĩ nhiên, với những con đang bị thay lông hoặc vừa rụng đế (sắp sửa mọc nhung), hoặc sắp đến mùa động dục thì nên bồi dưỡng nhiều hơn, gấp hai gấp ba lần…

Nai đực giống tự nó làm hai công việc chính, là phủ giống và sinh lộc, cho nên lúc nào cũng được chăm lo cho sung sức, đừng để suy yếu.

Cần theo dõi thường xuyên sức khỏe của nai, có nghĩa là hằng năm phải chích ngừa, phòng các bệnh truyền nhiễm mà nai có thể mắc phải. Khi nai bị bệnh thì phải lo chữa chạy kịp thời.

Chăn nuôi nên thực hiện đúng hai diều:

— PHÒNG BỆNH HƠN CHỮA BỆNH

— THÚ NO LÀ NGƯỜI NO.

Chờ bị bệnh mới lo chữa thì vừa tốn tiền, mà chưa chắc đã lành bệnh.

Không cho nai ăn no thì nai ốm yếu, mọi thiệt hại chính người nuôi phải nhận chịu. Còn bồi bổ đúng mức thì đực cho nhung lớn, cái đẻ con to.

Với nai đực chỉ nuôi lấy lộc nhung, ta cũng phải cho chúng ăn no đủ để chúng luôn luôn được béo tốt, sức khỏe dồi dào, vì có như vậy, việc ra lộc mới có kết quả tốt đẹp.

Bằng chứng hiển nhiên cho thấy là nếu nai đực ốm yếu thì lộc nhung cũng nhỏ, đôi khi vì đó mà lộc lại có khuyết tật, giảm giá trị. Lộc nai là biểu hiện rõ nét nhất, trung thực nhất về sức khỏe hiện có của con nai đó. Một khi sức khỏe yếu, thân xác gầy ốm thì con nai đó làm sao có thể sinh ra cặp lộc to lớn được !

Chúng ta đã biết tuổi tác càng cao thì thể trọng của nai càng tăng dần, trong khi đó lộc nai cũng vậy, nai càng lớn tuổi thì lộc càng lo, càng nặng hơn.

Tóm lại, nai càng lớn tuổi, nhất là trong thời kỳ sung sức nhất, tuổi đời càng cao thì thể trọng càng tăng, và dòng thời trọng lượng của cặp nhung cũng tăng dần. Nhưng tất cả cũng do ở việc được ăn uống no đủ và chăm lo chu đáo

⇒ Nếu bạn cần sách KỸ THUẬT CHĂN NUÔI HƯƠU SAO thì ấn tải về ngay bên dưới nhé, chúc bạn sớm thành công trên con đường mình đã chọn.

NUT_DOW

Bà con có thể để lại ý kiến thắc mắc của mình tại đây