con nai

Kỹ thuật chăm sóc nai cái đẻ

Lúc nai chịu đực ta phải ghi kỹ ngày tháng đẻ còn đoán biết tháng sinh mà theo dõi.

Còn đến một tuần nữa sinh con, thì nai đẻ con so đã có và bị… “thai hành” đau bụng. Có lẽ con đã máy đạp nhiều nên thỉnh thoảng đang ăn, nai mẹ phải trở vào cuối chuồng nằm xuống nghỉ. Còn nai đẻ con ra thì đôi khi đến ngày chót mới có hiện tượng này.

Nai đẻ con 80 lúc đẻ có vẻ khó khăn, chứ không “êm chèo mát mái” như nai đẻ con ra. Thường thì nai đẻ rất nhanh, tính từ hơi rặn đầu tiên đến khi nai con lọt lòng mẹ chỉ độ 15 phút. Trong trường hợp lâu hơn thì ta phải vào chuồng tìm cách can thiệp.

nai cái giống

Cũng như trâu bò, nai con lọt lòng nai mẹ có nhiều cách:

Đẻ thuận hay đẻ ngược.

Đẻ thuận cũng có hai cách :

1)  Trước hết ta thấy hai chân trước nai con lù ra trước. Khi chân ló ra đến gối thì ta thấy mẹ nó rặn mạnh hơn, thế là cái mỏm sẽ lộ ra, kế đó là cái đầu. Tới đáy, nai mẹ ngưng lại một lát rồi rặn mạnh để lọt vai ra… đến phần còn lại thì dễ dàng. Đẻ cách này, chỉ cần cái đầu nai con lọt hẳn ra ngoài là ta đã có hy vọng thấy cảnh …. “mẹ tròn con vuông”. Vì nếu nai mẹ quá mệt, chỉ rặn cầm chừng, thì ta có thể nương theo nhịp rặn mà kéo nhẹ nai con ra. Trong trường hợp này phải nhớ lau sạch mũi và “móc miếng” trước cho nai con phòng hờ nó bị chết ngạt.

2) Cách thứ hai này tuy ngược nhưng cũng được coi là dễ thuận. Trước hết, ta thấy hai chân sau ló ra trước, đến gần cái mông sau thì nai mẹ ngưng lại không rặn, hình như để lấy sức. Sau đó nó rặn mạnh để “tống” hết cái mông nai con ra ngoài. Phần còn lại sẽ không còn khó khăn mấy nữa.

Điều nên lưu ý là nsêu cái mông sau của nai con quá lâu chưa ra được thì ta nên can thiệp bằng cách nương theo đà rặn của nai mẹ mà nhẹ tay kéo lần nai con ra. Nếu chậm khâu này thì nai con có thể bị chết ngạt (vì cái đầu còn kẹt ở trong). Xin nhớ là nên “kéo” nhẹ, vì nếu mạnh tay, quá trớn, nai con sẽ tuột ra nhanh làm đứt cuống rún, máu ra nhiều, nai con sẽ sống èo uột sau này.

(Đẻ xong, nai mẹ quay đầu lại phía con, hoặc đứng sống lên liếm láp nhớt trên mình con, và cắn đứt cuống rún. Nếu lúc này cuống rún tự đứt cũng không sao).

Đẻ ngược cũng có hai cách:

1)  Như trường hợp đầu, ta thấy chân trước ra trước, nhưng chỉ ra có một chân thôi, còn chân kia thì gấp ngược vào phía trong, khiến nai mẹ rặn hoài muốn hụt hơi mà nai con vẫn không ra được. Hoặc là hai chân trước ló ra bình thường, nhưng cái mõm lại không ra theo. Ta cho tay vào chỉ thấy cái cổ vì cái đầu lộn ngược ra sau. Trường hợp này, nai con cũng không thể lọt khỏi lòng mẹ, và dễ bị chết ngạt.

Ta chỉ còn cách kiên nhẫn và bình tĩnh đẩy nai con vào lòng mẹ trở lại rồi sửa chân hoặc sửa mõm lại theo cách đẻ thuận cho nai ra.

Xin lưu ý là nên kiên trì, bình tĩnh, và mau lẹ mới cứu được nai con.

2)  Cũng như trường hợp thuận thứ hai trên đây : Chân sau nai ló ra trước, nhưng tai hại là chỉ ló 1 chân, còn chân kia thì gấp ngược ra phía bụng của nó. Trường hợp này, ta cũng đẩy lùi chân nai con vào bụng mẹ rồi tìm cách sửa cái chân kia cho thuận chiều để đem nai con ra.

Nai đã thuận thì mẹ mệt nhưng chóng lấy lại sức.

Nai đẻ ngược thì mẹ quá mệt và lâu lắm mới lấy lại sức.

Cũng thế, nai con đẻ thuận thì sờn sơ mau lớn. Còn gặp cảnh đẻ ngược, dù được cứu kịp thời vẫn mất sức một thời gian dài.

Chính vì lẽ đó, nên khi nai sắp đẻ ta phải lo canh giữ để tùy trường hợp mà can thiệp kịp thời. Nên nhớ là trong mọi trường hợp đừng làm cho nai mẹ hoàng sợ, bằng cách tránh tụ họp đông người, tránh bàn tán ồn ào. Người “đỡ đã” cho nai nên luồn tay vỗ về nai mẹ cho nai mẹ yên tâm…

Nai con lọt lòng mẹ có con còn nằm nguyên trong bọc nước ối. Gặp trường hợp này, ta nên nhanh tay xé rách bọc ngay, và dùng khăn sạch lau hết nhớt ở mõm, mũi và móc nhớt trong miệng nai con ra để chúng thở được điều hòa. Nếu trong trường hợp nai con bị ngạt, niêm mạc ở mõm và mũi chưa trở nên màu tím (chết từ trong bụng mẹ) thì ta nên hô hấp nhân tạo, có nhiều trường hợp vẫn cứu sống được.

Nai con ra đời chừng vài giờ đã tập đứng lên. Lúc đầu thì khó khăn, nhưng sau lại mạnh dạn. Và chừng một buổi đã bắt đầu chạy nhảy tung tăng,

Khi chúng gượng đứng lên là đã bắt đầu tìm vú để bú.

Trong thời gian đầu này, ta phải có mặt tại chuồng để phụ giúp hươu con bú sữa đầu của mẹ, đồng thời lo dọn dẹp vệ sinh nơi nai đẻ. Nên thay rơm khô vào để mẹ con nằm ấm áp.

Nai mẹ trong trường hợp bị đẻ ngược thì mệt mỏi nằm sai cổ ra, không ngó ngàng gì đến con, và có trường hợp nai mẹ đè chết ngạt con mà không biết. Khi nai con đứng lên được, dù nai mẹ còn mệt, ta cũng được phần nào yên tâm.

Nai con trong ba tháng đầu chỉ biết sống nhờ vào sữa mẹ. Từ đó trở đi mới tập ăn cỏ lần. Đến tháng tuổi thứ năm thì nai đã ăn cỏ và tự sống được. Đến lúc này ta mới cho nai con lẻ mẹ.

     Có nhiều người vì ham lợi, nóng lòng cho nai mẹ sớm chịu đực lứa sau nên cho con lẻ mẹ sau ba tháng tuổi. Thực ra, đó là điều không nên làm, vì không có thức ăn nào bổ bằng sữa mẹ cả. Nai con sớm bị dứt sữa thì bồi bổ cách mấy cũng chậm lớn, sức khỏe yếu nên dễ bị các bệnh truyền nhiễm xâm nhập vào. Như vậy, chúng ta chỉ thấy cái lợi nhỏ trước mắt mà vô tình bỏ cái lợi lớn sau lưng. Trong trường hợp này, đúng như cố nhân đã nói : “dục tốc bất đạt”.

Tuy nhiên, nếu kéo dài thời gian bú mớm của nai con, tức là qua đến tháng thứ sáu thứ bảy mới cho lẻ mẹ, thì cũng là điều không lợi, vì nai mẹ có thể bị nân, hoặc đẻ thưa ra. Chẳng hạn thay vì mỗi năm một lứa, hoặc ba năm hai lứa, thì nó lại chậm động dục hoặc nản hẳn.

Một khi con mẹ đã nân thì… giá trị đâu còn là bao !

Sau thời gian ngưng sữa, thì nai mẹ được chủ nuôi thúc để sớm “rượng đực”, bồi bổ bằng thức ăn và cả thuốc bổ.

⇒ Nếu bạn cần sách KỸ THUẬT CHĂN NUÔI HƯƠU SAO thì ấn tải về ngay bên dưới nhé, chúc bạn sớm thành công trên con đường mình đã chọn.

NUT_DOW

Bà con có thể để lại ý kiến thắc mắc của mình tại đây