con dê đẹp

Hướng dẫn xây dựng chuồng trại nuôi dê

Do tập quán hay leo trèo và thích nghi với vùng có khí hậu khô. Dê thích hợp nhất với những vùng có lượng mưa hằng năm dưới 500 mm. Như vậy ở hầu hết vùng đất ở nước ta đều phải xây chuồng sàn để nuôi dê.

đàn dê

+ Hàng rào

Không nên làm rào bằng các dây kẽm hay thép giăng ngang vì dê sẽ tìm cách chun qua, gây thương tích ở một số bộ phận nhất là vú và núm vú ở dê sữa. Tốt nhất là dùng các thanh gỗ dẹp cao từ 1,2 – 1,8 m đóng thẳng đứng với khoảng cách tối đa 10 cm. Phía trên rào thêm 2 đường dây kẻm cách nhau 15 – 20 cm. Hàng rào kiểu này tương đối đắt tiền ở nước ta. Do đó, tốt nhất là dùng lưới làm hàng rào như lưới B40 với chiều cao 1,50 – 1,60 m. Nên rào một khoảng sân chung quanh chuồng để làm sân vận động, tắm nắng và tránh đàn dê đi phá phách hoa màu, cây cối chung quanh.

+ Chuồng trại

Trước tiên để tránh các trận mưa lớn và kéo dài thường xảy ra ở vùng nhiệt đới gió mùa như ở nước ta. BỊ ướt lâu và với ẩm độ không khí cao dê sẽ bị viêm phổi, thối móng và làm giảm sức đề kháng bệnh của dê. Để làm giảm nhiệt độ và ẩm độ đồng thời làm tăng độ thông thoáng nên xây chuồng sàn cho dê, nhất là ở các vùng đất thấp. Chuồng sàn cũng giúp tránh ngập nước khi có các trận mưa lớn và kéo đài ở vùng đất thấp hay có sự thoát thủy kém. Tỉ lệ chết khá cao khi nuôi dê trên nền đất ẩm. Điều này rất quan trọng đối với đàn dê nhập từ vùng ôn đới hay từ vùng khô hạn hay bán khô hạn đem về nuôi ở vùng có lượng mưa nhiều, đất thấp.

Sàn chuồng nên cao hơn mặt đất khoảng 1,50 m để dễ dọn phân cũng như tạo được sự thông thoáng tốt. Kiểu chuồng này được phổ biến rộng rải từ miền Nam Ấn Độ, Sri – Lanka đến vùng Đông Nam Á. ở nước ta, ngay ở vùng Thuận Hải là nơi có lượng mưa thấp nhất, đại đa số chuồng dê là chuồng sàn. Do đó các vùng khác nên xây chuồng sàn để nuôi dê để có hiệu quả kinh tế cao với tỉ lệ chết thấp.

Diện tích chuồng trại ở vùng nhiệt đới thường hẹp hơn vùng ôn đới do các giống dê nhiệt đới có tầm vóc nhỏ hơn dê ôn đới. Ở Ấn Độ một ô chuồng cho 10 dê con là 1,8 X 1,8 mét và cho một dê đực giống là 2,4 X 1,8 mét. Như vậy có thể ước lượng một ngăn chuồng 12 X 18 mét có thể nuôi được một đàn dê tổng cộng 100 – 120 con.

Bảng 9: Nhu cầu về chuồng trại cho dê

Loại dê Diện tích chuồng (m2/con)
Dê con 0,3
Dê cái không có mang 1,5
Dê cái có mang 1,9
Dê đực 2,8

Theo Nguyễn Đình Rao thì diện tích chuồng cho dê tơ là 0,6 m2, dê đực giống 1,5 – 2,5 m2 và dê cái nuôi con là 2 m2 kèm theo một diện tích sân chơi cho mỗi dê đực là 2 – 4 m2 và dê hậu bị là 1,5 – 2 m2. về kích thước máng ăn và máng uống của dê được trình bày qua bảng 10.

Bảng 10: Kích thước máng ăn và máng uống cho dê

Loại máng Kích thước (cm)
Rộng Sâu Dài
Dê lớn Dê con
Thức ăn thô, xanh 60 75 30 – 40 20 – 30
Thức ăn tinh 20-25 20-25 30-40 20 – 30
Máng uống 10 20-25 30-40 20 – 30

Vật liệu xây dựng chuồng, tùy thuộc vào nguyên liệu sẵn có tại địa phương. Vách chuồng nên làm bằng song sắt hay gỗ với khoảng cách 10 – 15 cm, hoặc làm bằng lưới. Mái có thể là mái tôn, lá hay ngói. Nên có hai mái để chuồng được thông thoáng. Nên xây chuồng theo hướng Đông hay Đông – Nam để tránh gió bấc, mưa rào. Chuồng không nên làm quá gần nhà ở để tránh mùi hôi thúi, làm ảnh hưởng đến con người, nhưng cũng không nên quá xa, khó quản lý, dễ bị trộm. Nhà ở phải nằm phía trên hướng gió của chuồng.

⇒⇒ Nếu bạn cần sách KỸ THUẬT CHĂN NUÔI DÊ để vững tin hơn trong quá trình chăn nuôi Dê của mình thì ấn tải về ngay bên dưới nhé, chúc bạn sớm thành công trên con đường mình đã chọn.

NUT_DOW

Bà con có thể để lại ý kiến thắc mắc của mình tại đây