nuôi trồng thủy sản

Hội nghề cá Việt Nam

Hội nghề cá Việt Nam (sau đây gọi tắt là Hội) là tổ chức xã hội – nghề nghiệp tự nguyện của những cá nhân, tổ chức của Việt Nam hoạt động trong các lĩnh vực: khai thác, nuôi trồng, chế biến tiêu thụ và hậu cần dịch vụ nghề cá. Mục đích của Hội:

Tập hợp những cá nhân và tổ chức thuộc các thành phần kinh tế hoạt động trong các lĩnh vực khai thác, nuôi trồng, chế biến tiêu thụ và hậu cần dịch vụ nghề cá nhằm mục đích hợp tác, hỗ trợ, giúp đỡ nhau về kinh tế – kỹ thuật trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; nâng cao giá trị sản phẩm hàng hóa; phòng tránh thiên tai, ngăn ngừa dịch bệnh; bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản, bảo vệ môi trường; đại diện và bảo vệ lợi ích hợp pháp của hội viên; góp phần đưa nghề cá cả nước phát triển theo hướng ổn định, bền vững, từng bước hội nhập kinh tế quốc tế, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người làm nghề cá. Theo Bản điều lệ Hội có 7 Chương , 26 Điều đã được Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II Hội nghề cá Việt Nam họp tại Hà Nội ngày 5 và 6 tháng 01 năm 2007 thông qua và có hiệu lực thi hành kể từ ngày được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

hội nghề cá

Trên cơ sở nguyên tắc hoạt động tự nguyện, tự quản và trang trải về tài chính, chịu trách nhiệm trước pháp luật và mọi hội viên có quyền bình đẳng về nghĩa vụ và quyền lợi. Hoạt động trên phạm vi cả nước, theo pháp luật Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, theo quy định của các văn bản quy phạm pháp luật về Hội và các quy định của Điều lệ này. Hội được sự bảo trợ và chịu sự quản lý Nhà nước của Bộ Thủy sản trước đây và nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, là thành viên chính thức của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam, đồng thời Hội có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng và trụ sở chính của Hội đặt tại Thủ đô Hà Nội, có Văn phòng đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Khánh Hòa và Thành phố Cần Thơ hoặc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác theo quy định của pháp luật.

Nhiệm vụ và quyền hạn của hội nghề cá Việt Nam

(1) Tuyên truyền, phổ biến cho hội viên hiểu và thực hiện tốt các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về xây dựng và phát triển nghề cá theo hướng bền vững. Giáo dục nâng cao ý thức quản lý cộng đồng cho hội viên trong việc bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản, bảo vệ môi trường; phòng chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn trên biển, ngăn ngừa dịch bệnh, tuân thủ các quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm thủy sản, bảo vệ an ninh quốc phòng miền biển; (2) hình thành, phát triển các hình thức liên kết, hợp tác, hỗ trợ giúp đỡ nhau về kinh tế – kỹ thuật trong các hoạt động sản xuất kinh doanh và dịch vụ nghề cá, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm và hiệu quả kinh tế cho hội viên; (3) tổ chức khuyến ngư tự nguyện, phối hợp với các tổ chức khuyến ngư Nhà nước và các đơn vị có liên quan phổ biến và chuyển giao các tiến bộ khoa học – kỹ thuật – công nghệ, tập huấn kỹ thuật và đào tạo nghề cho hội viên; thực hiện các dịch vụ tư vấn, thông tin thị trường vừa phục vụ sản xuất kinh doanh của hội viên vừa tạo kinh phí cho Hội; (4) bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Hội và hội viên. Thay mặt hội viên kiến nghị với Đảng và Nhà nước về những vấn đề liên quan đến sự phát triển các lĩnh vực hoạt động của ngành; (5) xây dựng và phát triển các mối quan hệ với các nước và các tổ chức quốc tế, thực hiện hội nhập kinh tế quốc tế; (6) thực hiện việc quản lý tổ chức và hoạt động của Hội theo quy định của pháp luật và Điều lệ Hội.

Các thành viên của Hội có nghĩa vụ: (1) Chấp hành nghiêm chỉnh Điều lệ của Hội, Nghị quyết của đại hội và các quy định khác của Hội.Thực hiện nghiêm chỉnh các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nghề cá; (2) tích cực sản xuất kinh doanh và công tác, cùng nhau trao đổi kinh nghiệm sản xuất, ứng dụng các tiến bộ khoa học – kỹ thuật vào sản xuất đạt hiệu quả kinh tế cao; (3) đoàn kết, hợp tác giữa các hội viên, giữa hội viên với nông, ngư dân, phát triển hội viên mới góp phần xây dựng Hội ngày càng vững mạnh; (4) tham gia đầy đủ các hoạt động và sinh hoạt của Hội, thực hiện tốt các nhiệm vụ được Hội giao; (5) đóng lệ phí gia nhập Hội và hội phí đầy đủ, đúng hạn quy định. Đồng thời họ cũng có quyền lợi như: (1) Được cung cấp các thông tin cần thiết về tình hình sản xuất, kinh doanh, thị trường, khoa học kỹ thuật và các thông tin khác có liên quan; (2) được cung cấp các dịch vụ đào tạo nghề, tập huấn kỹ thuật; được tư vấn và chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới; được tham quan học tập kinh nghiệm ở trong và ngoài nước; (3) được hưởng sự hỗ trợ của các tổ chức trong và ngoài nước do Hội vận động theo quy định của pháp luật; (4) thông qua Hội, hội viên được quyền đề xuất, kiến nghị các vấn đề của cá nhân, đơn vị đến các cơ quan Nhà nước và các tổ chức có liên quan; (5) được biểu quyết các vấn đề của Hội; (5) được quyền ứng cử, đề cử và bầu cử vào Ban chấp hành và các tổ chức, chức vụ khác của Hội; có quyền thảo luận, chất vấn, phê bình các công việc của Hội; (6) được khen thưởng khi có thành tích xuất sắc trong sản xuất kinh doanh và trong công tác Hội. Hội viên danh dự và hội viên liên kết được hưởng các quyền như hội viên chính thức trừ các quyền ứng cử, bầu cử và biểu quyết.

Trên cơ sở Hội, nghiệp đoàn hay các tập đoàn nghề cá, chúng ta xây dựng các mô hình hoạt động của cộng đồng Hội nghề cá, mục tiêu chung là phát triển vùng nuôi an toàn.

♥♥♥ ⇒⇒ Nếu bạn cần sách KỸ THUẬT NUÔI THỦY SẢN TOÀN TẬP  để vững tin hơn trên con đường chăn nuôi ong của mình thì ấn tải về ngay bên dưới nhé, chúc bạn sớm thành công trên con đường mình đã chọn.

NUT_DOW

Bà con có thể để lại ý kiến thắc mắc của mình tại đây