nuôi trồng thủy sản

Hệ thống sản xuất thủy sản bền vững

1.1.    Khái niệm

Các hệ thống nuôi trồng thủy sản là sự biểu hiện không gian của sự phối hợp các ngành nuôi trồng thủy sản và kỹ thuật do một xã hội thực hiện để thỏa mãn nhu cầu của con người qua các giai đoạn lịch sử. Nó biểu hiện đặc biệt sự tác động qua lại giữa các yếu tố của một hệ thống sinh học, sinh thái và môi trường tự nhiên với một hệ thống xã hội – văn hóa, qua các hoạt động sản xuất và xuất phát từ các thành tựu khoa học kỹ thuật.

Hệ thống nuôi trồng thủy sản thích ứng với các điều kiện sinh thái khí hậu, điều kiện môi trường và chất lượng nước của một vùng hay một không gian nhất định, đáp ứng với các điều kiện tự nhiên, kinh tế và nhu cầu của thời điểm lịch sử đó.

thủy sản

1.2.    Hệ thống nuôi trồng thủy sản bền vững

Là sự quản lý thành công nguồn lợi thủy sản để sản xuất ra thực phẩm thỏa mãn nhu cầu thay đổi của con người, trong khi đó vẫn duy trì và tăng cường được chất lượng của môi trường và bảo vệ được các nguồn tài nguyên tự nhiên (FAO, 1998).

Nuôi trồng thủy sản bền vững dựa trên những hệ sinh thái phong phú, đa dạng, có khả năng phát triển ổn định trong thời gian dài, có hiệu quả kinh tế, đảm bảo cung cấp thỏa mãn nhu cầu thực phẩm và các sản phẩm có giá trị khác cho con người, thức ăn cho gia súc và đảm bảo ổn định xã hội và tài nguyên môi trường được gìn giữ và tái tạo.

1.3.    Nguyên lý bền vững

–    Mỗi yếu tố hay thành phần phải đảm bảo hai chức năng và có hiệu quả.

–    Các yếu tố luôn có tính hợp tác, chứ không mâu thuẫn

–    Các yếu tố đều sinh lợi cho chính nó và yếu tố liên quan

–    Tận dung tốt tiềm năng của tài nguyên và nguồn lực

–    An toàn xã hội, ổn định và phát triển

1.4.    Các tiêu chí bền vững

Để phát triển hệ thống nuôi trồng thủy sản bền vững cần phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau đây:

Sinh thái cân bằng: Bảo tồn được môi trường, tài nguyên tự nhiên và đa dạng sinh học.

Kinh tế sống động: Nuôi trồng thủy sản có năng suất và có lợi nhuận trong phạm vi trang trại cũng như trong phạm vi cả nước.

Thích ứng với xã hội: Hệ thống nuôi trồng thủy sản thích hợp với truyền thống của dân tộc, với nền văn hóa, tôn giáo của đất nước, công bằng xã hội và phù hợp với chủ trương chính sách.

Kỹ thuật tương ứng: Kỹ thuật được sử dụng trên cơ sở tài nguyên sẵn có ở địa phương và kinh nghiệm của người nông dân có điều chỉnh trong điều kiện mới.

Nuôi trồng thủy sản là một bộ phận quan trọng của môi trường sinh thái, do đó định nghĩa và tiêu chuẩn của một hệ thống nuôi trồng thủy sản bền vững nêu ra ở trên cũng là nội dung định nghĩa và nhóm tiêu chí của một nghề nuôi trồng thủy sản bền vững.

1.5.    Đặc trưng của một mô hình nuôi trồng thủy sản bền vững

–    Qui mô vừa

–    Thâm canh sinh học cao

–    Đa dạng hóa sản xuất (đối tượng, chế độ chăm sóc nuôi dưỡng, và chức năng lao động). Áp dụng hệ thống nuôi trồng phong phú sẽ tạo ra thế ổn định và tạo điều kiện dễ dàng trong việc chuyển hướng nuôi do những biến động của môi trường và xã hội.

–    Kết hợp nhiều ngành: Khai thác, nuôi trồng, nông nghiệp, lâm nghiệp, chăn nuôi, chế biến, kinh tế và xã hội học.

–    Tăng cường chất lượng nước, cải tạo đáy nền ao nuôi, sử dụng và quản lý tốt tài nguyên mặt nước.

–    Tận dụng các đặc tính tự nhiên vốn có của các đối tượng nuôi, mối quan hệ của chúng với thiên nhiên. Sản xuất gắn liền với bảo vệ môi trường, gìn giữ tài nguyên thiên nhiên và phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững.

–    Sử dụng các đối tượng nuôi, các loài thực vật và cả các sinh vật tự nhiên trong ao nuôi để phát huy tối ưu khả năng sản xuất của chúng trên một đơn vị diện tích mặt nước hay năng suất lao động.

–    Bảo đảm tính bền vững lâu dài, tài nguyên sinh học và năng lượng tự nhiên được bảo tồn hay tái tạo.

1.6.    Tiêu chuẩn của nuôi trồng thủy sản bền vững

♥♥♥ ⇒⇒ Nếu bạn cần sách KỸ THUẬT NUÔI THỦY SẢN TOÀN TẬP  để vững tin hơn trên con đường chăn nuôi ong của mình thì ấn tải về ngay bên dưới nhé, chúc bạn sớm thành công trên con đường mình đã chọn.

NUT_DOW

Bà con có thể để lại ý kiến thắc mắc của mình tại đây