Sự hiện diện của dê đực có tác động rất lớn đến sự lên giống và rụng trứng của dê cái. Tác động này được theo dõi trên dê cái Angora ở Mỹ được trình bày qua bảng 4 dưới đây:
Bảng 4: Ảnh hưởng của sự hiện diện của dê đực đến sự rụng trứng của dê cái
Lô dê cái | Dê cái có rụng trứng (%) |
Đối chứng: không có dê đực | 18,80 |
Có mùi dê đực | 26,30 |
Có mùi và tiếng dê đực | 28,70 |
Có mùi, tiếng và hình dáng dê đực | 49,20 |
Thả chung dàn với dê đực | 90,90 |
Bảng 4 cho thấy khi thả chung đàn với dê đực tỉ lệ rụng trứng của đàn dê cái Angora lên đến 90,90% nếu so với không có dê đực là 18,80%. Như vậy dê đực đã kích thích các tuyến nội tiết của dê cái để gây ra sự rụng trứng. Ngoài ra thời gian thả chung đàn với dê đực cũng làm gia tăng tỉ lệ đậu thai của dê cái. Tác động này được trình bày qua bảng 5.
Bảng 5: Tỉ lệ dậu thai của dê cái theo số ngày tiếp xúc với dê đực
Số ngày tiếp xúc với dê đực (ngày) | 2 | 15 | 25 | 35 | 45 |
Tỉ lệ dê cái đậu thai % | 25 | 50 | 60 | 60 | 70 |
Bảng 5 cho thấy khi gia tăng ngày tiếp xúc với dê đực đã gia tăng đáng kể tỉ lệ đậu thai trên đàn dê cái. Như vậy sự hiện diện và tiếp xúc với dê đực đã cải thiện tỉ lệ rụng trứng và tỉ lệ đậu thai của đàn dê cái. Điều này rất quan trọng khi chúng ta áp dụng phương pháp gieo tinh nhân tạo; nhất là đối với các Giống dê cao sản nhập từ vùng ôn đới. Nhiều quan sát cho thấy các giống dê vùng ôn. đới thường lên giống theo mùa trong khi các giống dê vùng nhiệt đới thì lên giống quanh năm do tác động của nhiệt độ không khí cao ảnh hưởng đến các tuyến nội tiết. Do dó để gia tăng tỉ lệ đậu thai khi áp dụng gieo tinh nhân tạo hay kích thích sự lên giống của đàn dê nhập từ vùng ôn đới có thể áp dụng các biện pháp sau đây:
– Cần nuôi đàn dê cái ngay sát với chuồng dê đực, ngăn cách bằng các chấn song hay bằng lưới.
– Chích prostaglandin: dê cái thường lên Giống từ 48 đến 72 giờ sau khi chích. Tuy nhiên phải chắc chắn rằng dê cái đã không có thai vì sẽ gây ra xảy thai khi chích prostaglandìn vào dê có thai.
– Đặt tấm xốp có tẩm một hợp chất tương tự
progesterone vào âm đạo dê cái. Hóa chất này sẽ được phóng thích từ từ và hấp thu vào máu dê cái. Rút tấm xốp ra sau 11 ngày và 48 giờ trước khi rút tiêm thêm estrogen hay PMSG hay kết hợp với tiêm cloprostenol. Phương pháp này đảm bảo dê cái sẽ lên giống 18 ‘ 36 giờ sau khi rút tấm xốp. Trong giai đoạn giao mùa nên tiêm PMSG và prostaglandin ngay sau khi rút tấm xốp vào ngày thứ 11. Có thể sử dụng phương pháp này để tạo sự lên Giống đồng loạt cho đàn dê cái vào mùa vụ phối giống. Tuy nhiên không nên sử dụng phương pháp này trên dê cái vừa lên giống trong vòng 6 ngày.
⇒⇒ Nếu bạn cần sách KỸ THUẬT CHĂN NUÔI DÊ để vững tin hơn trong quá trình chăn nuôi Dê của mình thì ấn tải về ngay bên dưới nhé, chúc bạn sớm thành công trên con đường mình đã chọn.