Quá trình sản sinh ra tinh trùng từ trong ống dẫn tinh nhỏ, do tế bào Sectory sản sinh ra phần đầu trong dịch hoàn, sau đó phụ dọch hoàn sản sinh phần đuôi để hoàn chỉnh. Quá trình này được sản sinh liên tục trong dịch hoàn. Vào giai đoạn 50 ngày tuổi sau khi đẻ, trong các ống sinh tinh đã hình thành các tinh bào sơ cấp. Sau thời kỳ này, các biến đổi cơ thể và hormones cũng xuất hiện và thay đổi hình thái, cấu trúc dịch hoàn, các ống sinh tinh to lên nhanh chóng làm tăng nhanh kích thước và khối lượng của tinh hoàn. Ở giai đoạn 150 ngày tuổi, đường kính của các ống sinh tinh đã đạt 130 – 140 |im, 210 ngày tuổi là 210 |im.
Từ 3 tháng tuổi trong ống sinh tinh có tất cả các dạng tế bào sinh dục từ tinh nguyên bào đến tiền tinh trùng. Từ 4 tháng tuổi đã có nhiều tinh trùng và tới 8 tháng tuổi thì ống sinh tinh đạt mức ổn định về kích thước, các tế bào Sectoly dày đặc. Vào giai đoạn 5 – 6 tháng tuổi các tế bào Leydic đã sản xuất ra hoóc môn Androgen (Testosterone). Khi nghiên cứu trên lợn đực nội (Ỉ, Móng cái), các đực lai F1 (ĐB x I) hoặc ĐB x MC), Lê Xuân Cương và Cộng tác viên cho biết: Lợn đực sơ sinh, ống sinh tinh có kích thước nhỏ, không đều, các hormon sinh dục chưa hoạt động, chưa sản xuất tinh dịch. Lợn đực 15 ngày tuổi, số lượng ống sinh tinh nhiều hơn, kích thước ống rộng hơn, các tế bào dòng tinh đang phát triển, chúng liên tục tăng sinh và phát dục, nhưng chưa có tinh trùng. Lợn đực 30 ngày tuổi, số lượng ống sinh tinh nhiều hơn, kích thước to lớn, lòng ống rộng hơn, đã thấy xuất hiện tiền tinh trùng, chưa có tinh trùng. Giai đoạn từ 15 ngày tuổi: Lợn đực giống có ống sinh tinh rộng, lòng ống trống, tinh nguyên bào rất ít, tinh bào sơ cấp nhiều, đặc biệt tiền tinh trùng rất nhiều. Có thể coi 45 ngày tuổi là giai đoạn phát triển tinh trùng ở các giống lợn có lai máu lợn địa phương nước ta. Giai đoạn 60 ngày tuổi: Lợn lai (ĐB x I) hoặc (Landrace x I) có tinh trùng chứa đầy trong các ống sinh tinh. Vì vậy có thể nói giai đoạn này là giai đoạn hình thành và phát triển tinh trùng của lợn đực lai với lợn ngoại, một số kết quả nghiên cứu được trình bày ở bảng 3.2. Quá trình sinh tinh ở lợn đực lai ĐB x I và LR x I từ sơ sinh tới 60 ngày tuổi (Lê Xuân Cương, Nguyễn Thị Ninh, 1970). Ở các giống lợn nội (Ỉ, MC) sự phát triển tinh trùng của lợn đực càng sớm hơn; 40 ngày tuổi đã có tinh trùng thành thục, các hoạt lực 0,6 – 0,7; đến 50 – 60 ngày tuổi đã có thể phối giống và có chữa, do đó gây nên tình trạng lợn con nhảy lên mẹ.
Bảng 3.1. Trọng lượng của các cơ quan bộ phận đường sinh dục đực
Tuổi(ngày) | Giống | P cơ thể (kg) | P tinh hoàn (g) | Số ống sinh tinh | Tiền tinh trùng | Tinh trùng (%) |
Sơ sinh | ĐB x I | 0,65 | 26 | 62 | – | – |
LD x I | 0,55 | 23 | 55 | – | – | |
15 | ĐB x I | 2,3 | 40 | 68 | – | – |
LD x I | 2,4 | 50 | 75 | – | – | |
30 | ĐB x I | 4,55 | 73 | 92 | 2,0 | 0,5 |
LD x I | 3,70 | 75 | 90 | 2,3 | 0,7 | |
45 | ĐB x I | 7,30 | 95 | 103 | 27 | 2,0 |
LD x I | 6,60 | 98 | 140 | 35 | 3,6 | |
60 | ĐB x I | 10,3 | 135 | 115 | 50 | 18 |
LD x I | 11,0 | 180 | 197 | 45 | 22 |
Bảng 3.2. Chất lượng tinh dịch của các giống lợn nuôi ở Việt Nam
Giống | Số lợn đực giống kiểm tra | Số lần kiểm tra | V (ml) | C (tr./ml) | A | TSTT*/lần xuất tinh (tỷ) |
Ỉ pha | 21 | 1198 | 80-150 | 30-60 | 0,7-0,8 | 2,1 |
Ỉ mỡ | 5 | 555 | 50-100 | 15-40 | 0,7-0,8 | 0,7-4,0 |
Móng Cái | 5 | 50 | 150-200 | 20-30 | 0,7-0,8 | 3,0-6,0 |
Mường khương | 5 | 40 | 150-200 | 25-30 | 0,7-0,8 | 0,8-6,0 |
Lợn mẹo | 4 | 59 | 50-100 | 30-100 | 0,8-0,9 | 1,5-10,0 |
Đại Bạch | 8 | 207 | 150-300 | 200-500 | 0,9-1,0 | 30-90 |
Yorkshire | 7 | 570 | 140-230 | 350-650 | 0,9-1,0 | 21-85 |
Berkshire | 7 | 220 | 150-250 | 170-190 | 0,8-0,9 | 16-50 |
Landrace | 3 | 185 | 130-180 | 200-260 | 0,7-0,9 | 26-42 |
⇑⇒⇒ Nếu bạn cần sách KỸ THUẬT CHĂN NUÔI GIA SÚC TOÀN TẬP để vững tin hơn trong quá trình chăn nuôi của mình thì ấn tải về ngay bên dưới nhé, chúc bạn sớm thành công trên con đường mình đã chọn.