heo giống

Phương pháp nhân giống lợn tạp giao (hai giống trở lên)

Đây là phương pháp lai tạo, trong chăn nuôi Lợn chúng ta cỏ thế sử dụng các phương pháp lai tạo khác nhau :

1.    Lai kinh tế (tạo FI)

Cho hai giống khác nhau kết hợp với nhau, các con sinh ra được đem nuôi thương phẩm, không giữ lại làm giống. Đây là phép lai đơn giản nhất, phổ biến nhất, đem lại hiệu quả kinh tế nhanh nhất. Công thức phổ biến nhất là cho một giống nội (thường là con cái) lai với một giống ngoại (thường là con đực) như (Landrace x Lang Hồng), thế hệ con sinh ra (F:) cỏ ưu thế lai cao để nuôi lấy thịt. Người ta cũng cỏ thể tổ chức lai kinh tế phức tạp nhiều giống (thường là 4 giống). Người ta đồng thời chia 4 giống thành 2 cặp lai để tạo ra con lai F1 (PiDu x LY), sau đỏ cho hai nhỏm con lai F: lai với nhau tạo ra con lai F2 và các con lai F2 này cũng chỉ được đem nuôi thương phẩm.

trại nuôi lợn

2.    Lai cải tiến

Khi chúng ta có một giống lợn đã khá hoàn chỉnh đã có được nhiều đặc điểm tốt, tuy nhiên vẫn còn một vài đặc điểm chưa tốt cần phải cải tiến để giống lợn trở nên hoàn thiện theo yêu cầu của con người. Trong trường hợp này người ta chọn một giống có các đặc điểm tốt (giống đi cải tiến) tương phản với các đặc điểm chưa tốt của giống ta có để cho lai với giống ta đang có (giống bị cải tiến). Giống đi cải tiến chỉ được dùng một lần để tạo ra con lai thế hệ thứ nhất (F:), sau đó người ta cho con lai F: lai trở lại với giống bị cải tiến một hoặc nhiều lần, đồng thời ta phải tiến hành kiểm tra đánh giá các tính trạng đang muốn cải tiến, chọn lọc những cá thể đạt yêu cầu đề ra. Khi nào các tính trạng cần cải tiến đạt yêu cầu thì ngừng ngay việc lai, tiến hành cho tự giao để cố định tính trạng đến khi các con mới đã có tính ổn định thì nhân rộng chúng ra. Trong giống cải tiến thì tỷ lệ máu của giống đi cải tiến thường rất thấp (chỉ 1/4 đến 1/8) giống bị cải tiến là 3/4 – 7/8.

3.    Lai cải tạo

Khi chúng ta có một giống lợn có được một số đặc điểm tốt, tuy nhiên vẫn còn nhiều đặc điểm chưa tốt cần phải cải tạo để giống vật nuôi trở nên hoàn thiện theo yêu cầu của người sử dụng. Trong trường hợp này người ta chọn một giống lợn có các đặc điểm tốt (giống đi cải tạo) tương phản với các đặc điểm chưa tốt của giống ta có để cho lai với giống lợn ta đang có (giống bị cải tạo). Giống bị cải tạo được dùng một lần để tạo ra con lai thế hệ thứ nhất (F:), sau đó người ta cho con lai F: lai trở lại với giống đi cải tạo một hoặc nhiều lần, đồng thời ta phải tiến hành kiểm tra/đánh giá các tính trạng đang muốn cải tạo, chọn lọc những cá thể đạt theo yêu cầu đề ra. Khi nào các tính trạng cần cải tạo đạt yêu cầu thì ngừng ngay việc lai, tiến hành cho tự giao để cố định tính trạng đến khi các con mới đã có tính ổn định thì nhân rộng chúng ra. Trong giống cải tạo thì tỷ lệ máu của giống bị cải tạo thường rất thấp (chỉ 1/4 đến 1/8) và giống đi cải tạo là 3/4 – 7/8.

4.    Lai luân phiên hay lai nhiều giống/lai tạo giống

Trong phép lai này người ta sử dùng nhiều hơn hai giống cho lai tạo với nhau (có thể là 3, 4 giống hay nhiều giống hơn nữa). Người ta lần lượt cho các giống tham gia vào tổ hợp lai, mỗi giống có thể được tham gia một, hai hay nhiều lần trong quá trình lai. Trong quá trình lai người ta theo dõi/kiểm tra các sản phẩm tạo ra để chọn lọc lấy những cá thể đạt yêu cầu để tiếp tục lai cho đến khi có được một tổ hợp lai như ý muốn. Đến đây người ta ngừng công việc lai, tiến hành chọn lấy các cá thể tốt cho chúng tự giao với nhau để cố định các đặc điểm/tính trạng và hình thành giống mới.

⇑⇒⇒ Nếu bạn cần sách KỸ THUẬT CHĂN NUÔI GIA SÚC TOÀN TẬP để vững tin hơn trong quá trình chăn nuôi của mình thì ấn tải về ngay bên dưới nhé, chúc bạn sớm thành công trên con đường mình đã chọn.

NUT_DOW

Bà con có thể để lại ý kiến thắc mắc của mình tại đây