Hướng dẫn nuôi cá sấu

Tình hình nuôi cá sấu trên thế giới

Hiện nay trên thị trường thế giới các sản phẩm của cá sấu phục vụ cho đời sống ngày một phong phú hơn, không chỉ có da, thực phẩm mà còn có nhiều ứng dụng trong y học để chữa bệnh cho con người và sản xuất hàng mỹ phẩm. Từ chỗ trước đây chỉ nuôi cá sấu với mục đích thương mại, ngày nay còn kết hợp với ngành du lịch. Chính vì vậy, nhiều nước trên thế giới đang cố gắng phát triển nghề nuôi đối tượng này.

Nhiều lĩnh vực nghiên cứu khoa học, phục vụ cho công tác kĩ thuật nuôi cá sấu trên thế giới ngày càng tiến bộ rõ rệt. Từ chỗ hầu hết các cơ sở nuôi cá sấu phải đi thu gom cá sấu giống ngoài tự nhiên về nuôi thương phẩm, nay đã chủ động sản xuất được con giống phục vụ cho sản xuất. Công việc ấp nở nhân tạo trứng cá sấu cũng đã đạt những được kết quả đáng kể, đã điều chỉnh được nhiệt độ, ẩm độ trong phòng ấp để điều chỉnh giới tính con giống phục vụ mục tiêu nuôi sinh sản hoặc nuôi thương phẩm.

Về thức ăn cho cá sấu, người nuôi không chỉ dừng lại ở mức sử dụng nguồn thức ăn tự nhiên mà đã sản xuất được thức ăn nhân tạo nhằm đảm bảo đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng cho quá trình sinh trưởng và phát triển của chúng. Các cơ sở vật chất như chuồng trại, nhiều nước đã đầu tư trang thiết bị hiện đại để nuôi với số lượng lớn. Nhờ vậy, nuôi cá sấu đã đạt tỷ lệ sống cao, tốc độ sinh trưởng nhanh, mang lại hiệu quả kinh tế. Sau đây chúng tôi xin dẫn một số nước đã và đang nuôi cá sấu có hiệu quả trên thế giới:

Hướng dẫn nuôi cá sấu
Hướng dẫn nuôi cá sấu

1.  Điển hình nhất là Thái Lan, trại Samutprakan xây dựng từ năm 1950, lúc đầu chỉ có 20 cá sấu nước ngọt con thu gom ngoài tự nhiên. Hiện nay, trại Samutprakan luôn luôn duy trì sốlượng đầu con khoảng 30.000 cá thể đủ các loại kích cỡ, trong đó sử dụng 3700 con bố mẹ chuyên sản xuất con giống, hàng năm tăng số lượng khoảng 100.000 con. Đây cũng là nơi đón nhiều khách du lịch thăm quan và có nguồn thu tài chính rất lớn từ nuôi cá sấu (Trần Vỹ, 1997).

2.  Cuba: Từ năm 1959 Chủ tịch Phidel Catstro đã cho xây dựng trại nuôi cá sấu nước ngọt (Crocodylus rhombifer) ở Guamá thuộc tỉnh Matanzat và trại nuôi cá sấu nước mặn (Crocodylusr acutus) ở gần Cienfuegos. Mục đích của hai trại nuôi cá sấu này là xuất khẩu da và thịt, ngoài ra còn kết hợp phục vụ khách du lịch tham quan. Hiện tại mỗi trại thường duy trì số lượng đầu con khoảng 12.000 con/năm. Riêng trại cá sấu nước ngọt Guamá, số tiền thu từ khách du lịch tham quan đã đạt 1 triệu USD/năm (ông Esteban Gonzales Sosa, chuyên gia nuôi cá sấu thuộc Trung tâm nghiên cứu và nuôi cá sấu Guamá cung cấp 4/2000).

3.  Ấn Độ: năm 1974, khi Tổ chức Nông nghiệp – Lương thực Liên Hiệp Quốc (FAO) đưa ra thông báo loài cá sấu của Ấn Độ (Gavialis gangeticus, Crocodylus porosus, Crocodylus palustris) đã trong tình trạng rất khan hiếm, từ đó tổ chức này đã hỗ trợ tài chính để thực hiện chương trình bảo vệ các loài cá sấutrên và nghiên cứu phát triển tất cả các loại cá sấu sắp bị tuyệt chủng. Chương trình này đã có những thành công đáng kể, giúp cho Ấn Độ xây dựng được nhiều trại nuôi cá sấu.

4.  Mỹ: có khoảng 20 trại, tập trung chủ yếu ở vùng phía nam bang Florida và Lorisiana. Đối tượng nuôi ở đây là cá sấu Caiman và Alligator. Mục tiêu của các trại này là nuôi cá sấu lấy da và thịt xuất khẩu. Hàng năm đã đưa ra thị trường từ 15.000 đến 20.000 bộ da cá sấu.

Ngoài những nước đã kể trên, còn rất nhiều nơi khác cũng có phong trào nuôi cá sấu phát triển mạnh như: Philippines, Indonesia, Miến Điện, Trung Quốc, Malaysia, Đài Loan, Zimbabwe, Nam Phi, Kenya, Zambia, Mexico, Brazil, El Salvador, Venezuela, Australia và Papua New Ghinea. v.v.

♥♥♥ ⇒⇒ Nếu bạn cần sách KỸ THUẬT NUÔI CÁ SÂU  để vững tin hơn trong quá trình chăn nuôi của mình thì ấn tải về ngay bên dưới nhé, chúc bạn sớm thành công trên con đường mình đã chọn.

NUT_DOW

Bà con có thể để lại ý kiến thắc mắc của mình tại đây