cá chẽm

Thuật ngữ Probiotic trong nuôi trồng thủy sản là gì?

Thuật ngữ “probiotic” được Lilly và Stilwell đề xuất năm 1965 để tả những chất sản sinh bởi vi sinh vật làm tăng trưởng một vi sinh vật (hoặc sinh vật) khác. Năm 1989, Parker lại định nghĩa thêm cho rõ: Probiotic là những sinh vật (chủ yếu là vi khuẩn) có khả năng cộng sinh (hoặc hợp sinh) trong đường ruột có tác dụng cân bằng hệ vi sinh vật, trong đó có một số tác dụng hữu ích cho vật chủ. Trong năm này giáo sư Fuller.R có định nghĩa Probiotic là: “Thành phần thức ăn có cấu tạo từ những vi khuẩn và có tác dụng hữu ích lên vật chủ qua việc làm cải thiện sự cân bằng vi khuẩn đường ruột của nó”. Ngày nay, Probiotic được định nghĩa như sau: “Probiotic là sản phẩm chứa vi sinh vật sống nhằm mục đích cải thiện sức khỏe con người và vật nuôi”. Từ  “Probiotics” có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp bao gồm 2 từ “Pro” có nghĩa là “dành cho” và “biotics” có nghĩa là “sự sống”.

cá chẽm

Nghiên cứu ứng dụng probiotic:

mới chú ý trong 20 năm trở lại đây, nhưng tác dụng của nó đã được nhận thấy từ lâu. Elie Metnhicoff là người đầu tiên đặt nền móng cho việc sử dụng probiotic. Năm 1908, ông đề nghị sử dụng vi khuẩn lactic (Lactobacterium delbruekii spp bulgaricus) để kéo dài tuổi thọ cho con người. Ngày nay chế phẩm probiotic được sử dụng khá hiệu quả trong chăn nuôi, trồng trọt, bảo vệ sức khoẻ, bảo vệ môi truờng. Tuy nhiên việc ứng dụng chế phẩm này vào nuôi trồng thuỷ sản (tôm, cua, cá, nhuyễn thể…) mới bắt đầu trong hơn thập kỷ gần đây [10].

Chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu (EM – Effective Microorganisms) có nghĩa là các vi sinh vật hữu hiệu. Chế phẩm này do Giáo sư Tiến sĩ Teruo Higa – trường Đại học Tổng hợp Ryukyus, Okinawoa, Nhật Bản  sáng tạo và áp dụng vào thực tiễn đầu năm 1980. Trong chế phẩm này có khoảng 80 loài vi sinh vật kỵ khí và hiếu khí thuộc các nhóm: vi khuẩn quang hợp, vi khuẩn lactic, nấm men, nấm mốc, xạ khuẩn. 80 loài vi sinh vật này được lựa chọn từ hơn 2000 loài được sử dụng phổ biến trong công nghiệp thực phẩm và công nghệ lên men [11], [25].

EM được thử nghiệm tại nhiều quốc gia : Mỹ, Nam Phi, Thái Lan, Philippin, Trung Quốc, Braxin, Nhật Bản, Singapore, Indonexia, Srilanca, Nepal, Việt Nam, Triều Tiên, Belarus… và cho thấy những kết quả khả quan. Tác giả của công nghệ EM, Giáo sư Teruo Higa mong muốn các nhà khoa học trên thế giới cùng cộng tác để tiếp tục nghiên cứu, thử nghiệm và hoàn thiện chế phẩm EM. Năm 1989, tại Thái Lan đã tổ chức Hội nghị Quốc tế Nông nghiệp Thiên nhiên Cứu thế. Các nhà khoa học đã thảo luận về giá trị của công nghệ EM và tăng cường sử dụng nó. Nhờ vậy, mạng lưới Nông nghiệp thiên nhiên Châu Á – Thái Bình Dương (APNAN) được thành lập, đã mở rộng hoạt động tại 20 nước trong vùng và tiếp xúc với tất cả các lục địa trên thế giới. Đến nay, có khoảng 50 nước tham gia chương trình nghiên cứu ứng dụng EM và các nước: Mỹ, Trung Quốc, Braxin, Thái Lan… đã trực tiếp nhập công nghệ EM từ Nhật Bản. Hiện tại, EM có thể sản xuất được tại trên 20 quốc gia trên thế giới [18].

♥♥♥ ⇒⇒ Nếu bạn cần sách KỸ THUẬT NUÔI THỦY SẢN TOÀN TẬP  để vững tin hơn trên con đường chăn nuôi ong của mình thì ấn tải về ngay bên dưới nhé, chúc bạn sớm thành công trên con đường mình đã chọn.

NUT_DOW

Bà con có thể để lại ý kiến thắc mắc của mình tại đây