cá chẽm

Các nhóm vi sinh vật trong chế phẩm probiotic

Chế phẩm probiotic là tập hợp các chủng vi sinh vật có ích. Đó là các tế bào sống của các chủng vi sinh vật, sống hợp sinh và sinh sản ra một số hợp chất có tác dụng đến đời sống cây trồng, vật nuôi và cải thiện môi trường. Thành phần Chế phẩm probiotic thường có những nhóm vi sinh vật sau:

– Các nhóm vi sinh vật cơ bản: (1) Vi khuẩn lactic; (2) Vi khuẩn Bacillus; (3) Nấm men (Saccharomyces);(4) Vi khuẩn quang dưỡng khử H2S (vi khuẩn tía có lưu huỳnh, vi khuẩn tía không có lưu huỳnh và vi khuẩn xanh).

– Các nhóm vi sinh vật phụ: (5) Nhóm vi khuẩn Nitrat hoá (Nitrosomonas, Nitrobacter); (6) Nhóm xạ khuẩn; (7) Nhóm nấm mốc.

Trong số này nhóm xạ khuẩn, nấm mốc thường chỉ dùng khi chế phẩm bổ sung vào phân huỷ rác thải hoặc nuôi cấy chủng sinh ra một lượng enzym đáng kể dùng bổ sung vào chế phẩm để hỗ trợ sự phân huỷ hợp chất hữu cơ [10].

 cá chẽm

Có 3 nguyên tắc cơ bản để lựa chọn các chủng vi sinh vật sản xuất CPSH là: (1) Các chủng vi sinh vật phải có hoạt tính sinh học mạnh như khả năng sinh phức hệ enzyme cao và ổn định; (2) Không gây độc cho người, vật nuôi, cây trồng, vi sinh vật hữu ích và (3) nuôi cấy dễ dàng, sinh trưởng tốt trong môi trường tự nhiên, thuận lợi cho quá trình nhân giống thu sinh khối [2].

          – Các nhóm vi sinh vật được sử dụng để sản xuất chế phẩm vi sinh vật trong nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam

+ Các nhóm vi sinh vật sử dụng trong sản xuất CPSH phục vụ xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản:

  • Nhóm vi sinh vật dị dưỡng hoại sinh: Một số loài của nhóm vi khuẩn Bacillus (Bacillus subtilis, Bacillus licheniformis, Bacillus sp, Bacillus megaterium…) dùng để làm sạch môi trường nhờ khả năng sinh các enzyme (protease, amylase, xenlulase, kitinase) phân hủy các hợp chất hữu cơ và kiểm soát sự phát triển quá mức của vi sinh vật gây bệnh do cơ chế cạnh tranh nguồn dinh dưỡng giữ cho môi trường luôn ở trạng thái cân bằng sinh học.
  • Nhóm vi sinh vật khử amoni và nitrat: Các loài thuộc chi Nitromonas, Nitrobacter chúng amoni hóa NH3 và nitrat hóa NO3 thành nitơ phân tử làm giảm độc cho môi trường.

+ Các nhóm vi sinh vật dùng để sản xuất thức ăn và kiểm soát vi sinh vật gây bệnh gồm: Enterococcus faecium, Streptomyces cinnamonensis, Bacillus subtilis, Lactobacillus sp., Acetobacteria sp., Saccharomyces sp., Pediococcus acidilatici, Lactobacillus acidophilus, L. sporogenes

Vi khuẩn lactic: Đây là nhóm vi sinh vật đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát các vi sinh vật gây bệnh bởi các chủng vi sinh vật này có khả năng sinh acid lactic, bacteroxin… có tác dụng ức chế sự phát triển của các vi sinh vật gây bệnh cho tôm, cá trong môi trường. Nhóm vi sinh vật này thường được sử dụng để bổ sung vào thức ăn cho tôm, cá, làm cân bằng khu hệ vi sinh vật đường ruột, ngăn cản sự thâm nhập của các vi sinh vật có hại vào đường ruột, tăng khả năng phòng ngừa một số bệnh đường ruột. Đồng thời, còn có tác dụng tăng khả năng tiêu hóa và hấp thụ thức ăn, giúp cho vật nuôi khỏe mạnh và phát triển nhanh [2].

♥♥♥ ⇒⇒ Nếu bạn cần sách KỸ THUẬT NUÔI THỦY SẢN TOÀN TẬP  để vững tin hơn trên con đường chăn nuôi ong của mình thì ấn tải về ngay bên dưới nhé, chúc bạn sớm thành công trên con đường mình đã chọn.

NUT_DOW

Bà con có thể để lại ý kiến thắc mắc của mình tại đây