con thỏ

Nhu cầu đạm và amino acid của thỏ

thỏ trắng

a.  Nhu cầu đạm

 

Lượng đạm trong khẩu phần được xem là quan trọng vì nó đảm bảo các hoạt động duy trì và sản xuất của thỏ, tuy nhiên các nghiên cứu trên thỏ ngoại nhập thuần và thỏ lai ở Việt Nam có những kết quả khá biến động, một số các tài liệu cho biết:

–    Thỏ cái có thai 3kg có nhu cầu hàng ngày là 20g DP (đạm tiêu hoá).

–    Thỏ nuôi con cần 30-35 g DP mỗi ngày.

–    Thỏ đực sinh sản hoặc thỏ cái khô có nhu cầu 10-12 g DP/ngày

Theo Lebas (1979) và Lang (1981) ghi nhận bởi Lebas et al. (1986) nhu cầu đạm trong khẩu phần phân theo loại sản xuất như sau thỏ tăng trưởng (4-12 tuần tuổi) là 16%CP (đạm thô), thỏ cái mang thai là 16%CP, thỏ cái cho sữa nuôi con là 18%CP, thỏ cái sinh sảnthỏ vỗ béo 17%CP. Cũng theo Lebas et al. (1986) nhu cầu đạm thỏ thịt trong khẩu phần từ 15-16%CP (đạm thô) và ở thỏ cái sinh sản là từ 17-18%CP cho dù là có trường hợp tăng lên đến 21%CP ở thỏ nuôi con cho nhiều sữa, tuy nhiên điều này không được khuyến cáo do hiệu quả kinh tế và số con cai sữa kém. Tuy nhiên theo đề nghị INRA (1989) ghi nhận bởi Sandford (1996) thì nhu cầu đạm thô trong khẩu phần là 15.5% cho thỏ tăng trưởng từ 4-12 tuần lễ, thỏ cái trong giai đoạn lên giống là 16% và thỏ cái đang tiết sữa nuôi con là 18%. Trong các nghiên cứu gần đây đối với thỏ lai ở ĐBSCL ở thỏ sinh sản là 15-18%CP tùy theo chất lượng của nguồn thức ăn đạm là phế phẩm (bã đậu nành, bã bia, …) hay chính phẩm (đậu nành, thức ăn hỗn hợp công nghiệp), trong khi với thỏ tăng trưởng là từ 13-16% tùy vào nguồn thức ăn đạm (Nguyen Van Thu & Nguyen Thi Kim Dong, 2005, 2008 and 2009).

Bảng 6. Hệ số tiêu hoá (%) một số dưỡng chất của thỏ

Loại thức ăn Đạm thô Đạm tổng số Mỡ thô Xơ thô Khoáng
Thức ăn thỏ giống 81,14 79,46 84,11 28,41 52,88
Thức ăn thỏ vỗ béo 79,4 76,6 80,46 30,86 44,93
Thức ăn thỏ hậu bị 74,06 72,06 87,03 37,9 31,75

Nguồn tài liệu: Hungary (Nguyễn Ngọc Nam và ctv, 1983)

b.  Nhu cầu amino acid

Trong nhiều năm, chất lượng protein không được quan tâm trong dinh dưỡng thỏ bởi vì có hiện tượng ăn phân. Tuy nhiên, những báo cáo gần đây cho thấy phân mềm chỉ chiếm khoảng 14% tổng DM ăn vào và khoảng 17-18% protein ăn vào. Vì vậy, mặc dù phân mềm được giới thiệu là nguồn đạm cho thỏ có phẩm chất tốt về amino acid giới hạn, nhưng số lượng của chúng không đủ đảm bảo nhu cầu trong khẩu phần vì vậy cần bổ sung nguồn amino acid giới hạn này (Santoma et al., 1987). Các nhà nghiên cứu cho biết là ở thỏ tăng trưởng cần trong thức ăn chứa 10 trong số 21 amino acid thiết yếu để tạo nên protein của thỏ gồm có arginine, histidine, leucine, isoleucine, lysine, phenylalanine với tyrocine, methionine với cystine, threonine, trytophane và valine (Lebas et al., 1986). Nhu cầu về các loại amino acid ở thỏ sinh sản cũng cần bằng tương tự như là ở thỏ thịt (Lebas et al., 1986).

Bảng 7. Nhu cầu amino acid (%) của thỏ

Loại amino acid  

 

Colin (1988) AEC (1988)  
  Tăng

trưởng

Tăng

trọng

Cho

sữa

Tăng trọng (4-12 tuần) Cho

sữa

Thỏ mẹ nuôi con
Methionin + cystine 0,62 0,62 0,8 0,6 0,6 0,6
Lysin 0,94 0,68 0,73 0,65 0,75 0,7
Arginnine 0,56 0,69 0,88 0,9 0,8 0,9
Threonine 0,55 0,7 0,6
Tryptophan 0,18 0,22 0,2
Valine 0,7 0,85 0,8
Leucine 1,05 1,25 1,2
Isoleucine 0,6 0,7 0,65
Histidine 0,35 0,43 0,4
Phenylalanine + tyrosine 1,2 1,4 1,25
Glysine
DE (MJ/kg) 13 10,25 10,67 10,45 10,9 10,45

Nguồn: Santoma et al., 1987

♥♥♥ ⇒⇒ Nếu bạn cần sách KỸ THUẬT NUÔI THỎ THƯƠNG PHẨM  để tiến tới những bước thành công trong con đường chăn nuôi thỏ của mình thì ấn tải về ngay bên dưới nhé, chúc bạn sớm thành công trên con đường mình đã chọn.

NUT_DOW

Bà con có thể để lại ý kiến thắc mắc của mình tại đây