Tiến trình chọn lọc và lai giống thỏ tập trung trong một qui mô sản suất thương mại ở các nước ôn đới thì không cần thiết. Tuy nhiên ở qui mô nhỏ từ 10 dến 60 thỏ cái của quần thể thỏ địa phương được cho phối từ những con đực và cái nhập của các giống thỏ khác nhau nhằm để tăng chất lượng đàn giống là cần thiết.
Sự cải thiện di truyền một cách hiệu quả trong tiến trình chọn lọc và nhân giống nên là nổ lực theo nhóm với sự hổ trợ về khoa học và kỹ thuật từ các tổ chức nghiên cứu và phát triển. Chương trình cải tiến có thể tập trung ở một xã hay thích hợp hơn là một nhóm xã, hay cũng có thể là một số trại thỏ ở một số Tỉnh trên toàn quốc. Trong trừơng hợp này chương trình đòi hỏi sự chuyển hoá kỹ thuật. Do vậy nên có những nhà nhân giống với những đơn vị có qui mô lớn từ 100- 200 thỏ cái sinh sản. Những nhà chọn lọc và nhân giống này nên có kinh nghiệm bằng việc sử dụng các hệ thống sản xuất đáp ứng tốt với điều kiện và nguồn lực tại địa phương. Những phương tiện sử dụng hiện đại và phức tạp nên được tránh, tuy nhiên cần đặc biệt chú ý đến việc tiến hành trong hoàn cảnh những trại thỏ thương phẩm tốt nhất. Vệ sinh và sức khoẻ của thỏ phải được đặc biệt chú ý. Đơn vị chọn lọc phải có hiệu quả ở hai mức độ là nhân giống và sản xuất.
Gồm các phương pháp chọn lọc quần thể và chọn lọc cá thể
a. Chọn lọc quần thể
Căn cứ vào giá trị trung bình của các tính trạng như số lứa đẻ/năm, số con trên/lứa, trọng lượng sơ sinh toàn ổ và trọng lượng bình quân/con chọn lọc theo gia đình, chúng ta giữ lại những gia đình từ giá trị trung bình trở lên của giống hoặc loại thải những gia đình có thành tích dưới mức trung bình của giống theo yêu cầu chọn lọc của chúng ta. Ví dụ đối với giống thỏ Califonian, người ta thường chọn những gia đình thỏ đạt kết quả bình quân khá về các đặc tính sản xuất như: Một năm đẻ 5 lứa trở lên, mỗi lứa đẻ 6 con nuôi sống, trọng lượng con sơ sinh là 50gam và trọng lượng toàn ổ là từ 300gam trở lên.
b. Chọn lọc cá thể
Đây là điểm quan trọng để có những cá thể tốt đưa vào tiến trình nhân giống cá thể phải được ghi chép các thành tích đầy đủ để đánh giá và quyết định nên loại thải hay sử dụng tiếp tục trong tiến trình nhân giống. Cần chú ý những đặc tính sản xuất và đặc điểm ngoại hình của giống thỏ mà ta muốn chọn lọc. Ví dụ giống thỏ nuôi hướng thịt nói chung hai mông phải nở nang, hai thăng thịt bên cột sống cũng phải nở nang. Để bảo đảm đúng đặc điểm ngoại hình, nên chọn thỏ vào lúc 5 – 6 tháng tuổi là tốt nhất vì lúc này ngoại hình thỏ đã phát triển khá hoàn thiện.
Đầu tiên phải chú ý đến con cái và con đực không bị khuyết điểm ở bộ phận sinh dục, con đực hai dịch hoàn phải đều, con cái phải có 8 vú trở lên. Việc lựa cá thể nên bắt đầu khoảng 21 ngày tuổi, khi khảo sát lúc 70 ngày tuổi nếu thỏ không đạt yêu cầu đặt ra thì phải loại thải ngay. Lúc thỏ đạt 6 tháng tuổi nếu không đủ tiêu chuẩn thì vẫn tiếp tục loại. Chung nhất việc chọn lọc giống thỏ thông thường được tiến hành ở các thời điểm như sơ sinh, 21, 30, 70, 90, 180 ngày tuổi. Thỏ nên được cân ở tất cả các thời điểm, nếu là giai đoạn sơ sinh và 21 ngày tuổi thì cân cả ổ rồi tính trọng lượng bình quân. Lúc 21 ngày tuổi đánh số các con đạt tiêu chuẩn trọng lượng bằng cách bấm tai và chọn thỏ dựa vào đặc điểm ngoại hình ở 6 tháng tuổi.
Thành tích về thể trọng thỏ phải đạt tiêu chuẩn như trọng lượng sơ sinh trung bình là 50g ở thỏ nhập nội, 35 gam đối với thỏ địa phương; lúc 21 ngày tuổi 200gam đối với thỏ địa phương, 250 gam đối với thỏ nhập nội; lúc 30 ngày tuổi 500 gam đối với thỏ nhập nội và 350 gam đối với thỏ địa phương. Mức tăng trọng hằng ngày lúc 70 ngày tuổi phải đạt từ 25 – 30 gam/ngày giai đoạn 21 ngày tuổi đến 70 ngày tuổi. Những con đạt mức tăng trọng trên 30 gam/ ngày là xuất sắc. Trọng lương xuất chuồng lúc 6 tháng tuổi thường đạt 3 kg đối với thỏ nhập nội, 2 đến 2,5 kg đối với thỏ địa phương.
Phương pháp chọn lọc giống thỏ nêu trên thường cho kết quả nhanh chóng, nó trực tiếp kiểm tra năng suất cá thể, năng suất anh em trong một gia đình và họ hàng. Những kết quả tốt đẹp được phát huy qua sự ghép đôi giao phối giữa những con có thành tích tốt với nhau.
Thí dụ:
Có 10 thỏ đực và 50 thỏ cái cho ghép đôi giao phối, mỗi gia đình có 1 đực và 5 cái. Thỏ đực đánh số từ số 1 đến số 10 và gọi là gia đình số 1 đến số 10. Sau một năm thỏ sinh sản thu được kết quả như sau:
Bảng 2. Kết quả sinh sản của 10 gia đình thỏ
Gia đình
số |
S ố lứa/năm | Số con sơ sinh/lứa | Trọng lượng/con (g) | Trọng lượng toàn ổ lúc sơ sinh (g) |
1 | 5 | 6 | 50 | 300 |
2 | 6 | 6 | 55 | 330 |
3 | 4 | 6 | 50 | 300 |
4 | 6 | 5 | 50 | 250 |
5 | 5 | 7 | 60 | 420 |
6 | 3 | 5 | 45 | 225 |
7 | 6 | 7 | 55 | 385 |
8 | 5 | 5 | 35 | 175 |
9 | 5 | 6 | 50 | 300 |
10 | 4 | 7 | 44 | 310 |
Qua số liệu thu thập ở bảng trên cho chúng ta thấy những gia đình thỏ số 3, 4, 6, 10 không được chọn làm giống phải loại thải. Các gia đình thỏ số 1, 2, 5, 7, 9 được tiếp tục chọn và cho sinh sản để làm giống. Đàn con của các gia đình thỏ này sẽ được tiếp tục chọn lọc cá thể chặt chẻ ở các giai đoạn sau.
♥♥♥ ⇒⇒ Nếu bạn cần sách KỸ THUẬT NUÔI THỎ THƯƠNG PHẨM để tiến tới những bước thành công trong con đường chăn nuôi thỏ của mình thì ấn tải về ngay bên dưới nhé, chúc bạn sớm thành công trên con đường mình đã chọn.