con ong mật

Đặc điểm sinh học của ong mật

Đời sống của đàn ong: Ong mật sống thành đàn, trong đàn gồm có Ong chúa, Ong đực và Ong thợ.

Các thành viên của đàn ong:

Ong chúa: Bình thường mỗi đàn ong chỉ có một con ong chúa. Ong chúa của giông ong nội đẻ trung binh 400 – 600 trứng/ngày đêm. Ong chúa có hình dạng lớn nhất trong đàn: dáng cân đối, bụng thon dài, chúa mới đẻ có lớp lông tơ nhiều, mịn, bò nhanh nhẹn. Ong chúa là cá thế duy nhất có khả năng sinh sản đế duy trì bầy đàn và điều tiết của hoạt động của đàn ong.

ong mật

Ong đực: Có màu đen và làm nhiệm vụ duy nhất là giao phối với ong chúa, Ong đực có thế sống trong 50 – 60 ngày. Sau khi giao phối, ong đực bị chết hoặc khi thiếu ăn chúng sẽ bị ong thợ đuôi ra ngoài và bị chết đói.

Ong thợ: Có số lượng đông nhất trong đàn và có bộ phận sinh sản phát triển không đầy đủ. Ong thợ có cấu tạo cơ thế thích hợp với việc nuôi ấu trùng, thu mật và phấn hoa… Tuổi thọ của ong thợ chỉ kéo dài từ 5-8 tuần. Khi phải nuôi nhiều ấu trùng, lấy mật nhiều thì tuổi thọ giảm và ngược lại. Một số ong thợ làm nhiệm vụ trinh sát, bay đi tìm nguồn mật, phấn hoa và thông báo cho các ong thu hoạch biết đến hút mật chuyến cho ong tiếp nhận. Ong tiếp nhận tiết thèm men vào mật, quạt gió và chuyến dần mật từ các lồ tô ở phía dưới lên trên của bánh tố.

Các giai đoạn phát triến của ong:

Loại

Giai đoạn

Ong

Trứng (ngày)

Ấu trùng (ngày)

Nhộng (ngày)

Tổng cộng (ngày)

Ong chúa

3

5

7-8

15-16

Ong thợ

3

5

11

19

Ong đực

3

6

14

23

♥♥♥ ⇒⇒ Nếu bạn cần sách KỸ THUẬT NUÔI ONG LẤY MẬT  để tiến tới những bước thành công trong con đường chăn nuôi ong của mình thì ấn tải về ngay bên dưới nhé, chúc bạn sớm thành công trên con đường mình đã chọn.

NUT_DOW

Bà con có thể để lại ý kiến thắc mắc của mình tại đây