cá chẽm

Đặc điểm sinh học của cá chẽm

1. Hệ thống phân loại cá chẽm

Tổ chức FAO (1974) đã tổng kết và đưa ra vị trí phân loại của cá chẽm (tên tiếng Anh là Sea Bass, Barramundi) như sau:

Ngành: Chordata

Lớp: Actinopterygii

Bộ: Percifermes

Họ: Centropomidae

Giống: Lates

Loài: Lates calcarifer (Bloch 1790)

Green Wood (1976) xếp Lates vào họ Centropomidae và cho biết họ này chia làm 8 loài, loài L. calcarifer  phân bố ở vùng biển Ấn Độ – Thái Bình Dương, 7 loài còn lại phân bố ở vùng biển Châu Phi [7]. Theo Mai Đình Yên (1979) và Nguyễn Nhật Thi (1991) Việt Nam chỉ có một loài cá chẽm duy nhất, loài cá này được xếp vào họ cá mú và tên thường gọi loài cá này là cá chẽm hay cá vược.

2. Hình thái và đặc điểm nhận dạng (FAO, 1974).

Cá chẽm có thân dài, dẹp, cuống đuôi khuyết sâu, đầu nhọn, miệng cá rộng và hơi so le, hàm trên chồm tới phía sau mắt, răng dạng lông nhung, vây lưng có 7-9 gai và 10-11 tia mềm, vây lưng và vây hậu môn có vẩy nhỏ bao phủ, vây đuôi tròn, vẩy dạng lược rộng.

Màu sắc: Ở giai đoạn còn nhỏ khi biến thái chưa hoàn chỉnh cá có màu đen. Đến giai đoạn cá giống phía trên có màu nâu Ôliu, hai bên và bụng có màu sáng bạc khi cá sống trong môi trường nước mặn lợ, màu nâu vàng trong môi trường nước ngọt. Giai đoạn trưởng thành cá có màu xanh lục hay vàng nhạt ở phần trên và màu bạc ở phần dưới. Màu sắc của cá còn phụ thuộc vào chất lượng môi trường sống.

cá chẽm

3. Phân bố loài cá chẽm

– Phân bố theo vùng địa lý:

Cá chẽm phân bố rộng ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới thuộc Tây Thái Bình Dương, giữa kinh tuyến 500 Đông – 1600 Tây, vỹ tuyến 260 Bắc – 250 Nam. Cá còn tìm thấy ở khắp Bắc Châu Á, phía Nam kéo dài đến Queenland (Úc) phía Tây đến Đông Châu Phi [24].

Ở Việt Nam cá phân bố khắp các vùng biển, cửa sông, lạch, tập trung nhiều ở các tỉnh Miền Tây Nam Bộ và một số tỉnh Đồng Bằng Bắc Bộ.

– Phân bố theo vùng sinh thái:

Cá chẽm là loài rộng muối và có tính di cư xuôi dòng, cá thành thục tìm thấy ở các vùng ven bờ gần các cửa sông nước lợ. Trong khi đó, cá giống có thể gặp trong môi trường nước ngọt. Trong điều kiện tự nhiên, cá chẽm lớn lên ở nước ngọt, lợ và di cư ra vùng nước mặn để đẻ trứng [20].

4. Vòng đời

Cá chẽm trải qua phần lớn thời gian sinh trưởng (2-3 năm) trong các thuỷ vực nước ngọt, nơi cửa sông nối liền với biển. Cá có tốc độ tăng trưởng nhanh, thường đạt 3-5kg sau 2-3 năm. Cá trưởng thành 3-4 tuổi di cư từ vùng nước ngọt về vùng cửa sông và ra biển nơi có độ mặn 30-32‰ để phát triển tuyến sinh dục và đẻ trứng. Cá đẻ trứng theo chu kỳ trăng, cá thường đẻ vào thời điểm thuỷ triều lên. Điều này giúp trứng và ấu trùng trôi vào vùng cửa sông, tại đó ấu trùng di chuyển ngược dòng để lớn lên [30].

5. Đặc điểm sinh sản của đối tượng nghiên cứu

a. Thành thục sinh dục

Theo Kungvankij và cộng sự (1986) vào giai đoạn đầu của vòng đời (Cỡ 1,5-2,5kg) phần lớn cá chẽm là con đực, nhưng khi đạt trọng lượng cỡ 4-6kg phần lớn cá chuyển thành cá cái. Tuy nhiên, sau 3-4 năm nuôi, với cùng  nhóm tuổi có thể phân biệt cá đực và cá cái dựa vào các chỉ tiêu, đặc điểm về ngoại hình như:

–  Mõm cá đực hơi cong, còn mõm cá cái thẳng.

–  Cơ thể cá đực thon hơn cá cái.

–  Trọng lượng cá cái lớn hơn nếu cùng tuổi.

–  Vây gần lỗ huyệt của cá đực dày hơn cá cái trong mùa sinh sản.

–   Đến mùa sinh sản bụng cá cái phình to hơn cá đực.

b. Sức sinh sản và đẻ trứng

Sức sinh sản của cá chẽm có liên quan đến kích thước và trọng lượng của cá. Cá cái có trọng lượng 5,5-11kg cho khoảng 400.000 trứng/kg cá, cá 12-22kg cho khoảng 600-700.000 trứng/ kg cá [31]. Trước khi đẻ, cá đực và cá cái thành thục sẽ tách đàn và ngừng ăn một tuần, cá đực và cá cái sẽ bơi lội thành cặp, thường xuyên ở tầng mặt khi sắp đẻ trứng. Cá đẻ thành nhiều đợt trong vòng 7 ngày, thời gian đẻ thường vào lúc chiều tối đến đêm.

c.  Phát triển phôi

Sau khi thụ tinh 30-40 phút trứng bắt đầu phân cắt, sự phân chia tế bào tiếp tục 15-20 phút/lần và trứng phát triển tế bào trong vòng 3 giờ. Sự phát triển phôi trải qua các giai đoạn thông thường: Phôi nang, phôi vị, phôi thần kinh, phôi mầm. Tim phôi bắt đầu hoạt động sau khoảng 15 giờ và trứng nở sau 18 giờ tính từ lúc trứng thụ tinh (ở nhiệt độ 280C-300C; độ mặn 30-32‰) [26].

♥♥♥ ⇒⇒ Nếu bạn cần sách KỸ THUẬT NUÔI THỦY SẢN TOÀN TẬP  để vững tin hơn trên con đường chăn nuôi ong của mình thì ấn tải về ngay bên dưới nhé, chúc bạn sớm thành công trên con đường mình đã chọn.

NUT_DOW

Bà con có thể để lại ý kiến thắc mắc của mình tại đây