con ong mật

Hướng dẫn chọn địa điểm và cách đặt thùng nuôi ong

a.  Chọn điểm nuôi ong:

– Gần nguồn mật phấn hoa

– Nơi không phun thuốc sâu hóa chất.

– Không có dịch bệnh, ít hoặc không có ong rừng, chim thú hại.

– Địa hình thoáng mát, yên tĩnh, không gần đường giao thông, nhà máy đường, nhà máy hóa chất, nhà máy chế biển hoa qủa và không có hồ lớn bao quanh…

b. Cách đặt thùng đàn ong:

Thùng ong nên kê cao 25 – 30cm so với mặt đất, thùng nọ cách thùng kia ít nhất là lm, cứa ra vào đặí các hướng khác nhau, chọn nơi khô ráo, thoáng mát như dưới hiên nhà, cạnh các gốc cây… Khống nên đặt trên sân gạch, nền xi măng, nơi qúa ấm ướt hoặc gần chuồng gia súc.

Chia dàn tự nhiên: Một bộ phận ong thợ cùng với ong chúa tách ra, bay đi đế thành lập một số ong mới. Chia đàn ong tự nhỉên thường làm giảm năng suất mật.

ong mật

c. Khi nào đàn ong chia đàn tự nhiên

Điều kiện bên ngoài:

– Nguồn thức ăn (mật, phấn) nhiều.

– Khí hậu thời tiết tốt (không năng, nóng, lạnh quá)

Điều kiện bên trong đàn ong: Mật độ ong đông, ong chúa đẻ mạnh, cầu con nhiều, thức ăn dự trữ thừa và ong sống trong thùng qủa chật trội.

d. Hiện tượng của đàn ong trước khi chia đàn tự nhiên:

Trước khi chia đàn vài tuần, ong xây nhiều lỗ tố ong đực và xây từ 3 – 10 mũ chúa ở hai góc và phía dưới bánh tổ.

Bình thường khi mũ chúa già thì ong chia đàn nhưng có khi mới có nền chúa hoặc ong chúa mới đẻ vào đã chia đàn.

Ong chia đàn từ 8 – 11 giờ sáng và 14 – 16 giờ chiều vào những ngày đẹp trời. Khi chia đàn, ong chúa cũ cùng với qúa nửa số ong thợ và một số ong đực ăn no mật rồi bay ra khởi tổ, sau đó tụ lại ở hiên nhà, cành cây gần đó và quèn tố cũ, khi bắt đàn ong trở lại, nên cho ong vào thùng khác và đặt bất cứ nơi nào.

Khi chia đàn tự nhiên, ong không ồn ào và náo động như khi bốc bay.

e. Thời gian chia đàn tự nhiên:

– Ở miền Bắc: ong thường chia đàn vào tháng 3-4, một số ít chia vào tháng 10-11.

– Ở miền Nam: ong thường chia đàn vào tháng 10 – 11 và tháng 2 – 4 (đầu và giữa vụ mật).

f. Xử lý ong chia đàn tự nhiên:

Trong trường hợp đàn ong ít qưân: khắc phục việc chia đàn bằng cách thay ong chúa cũ bằng ong chúa mới vào lúc nguồn hoa phong phú, cho thêm tầng chân, quay mật hoặc chuyên cầu mật cho đàn khác, nới rộng khoáng cách cầu vả bỏ vật chống rét ra ngoài, vặt các mù chúa và cắt bở lỗ tổ ong đực.

Trong trường hợp đàn ong mạnh thì chú động chia đàn: cần cho ăn đủ, chọn những mù chúa thăng đài ở vị trí trống như ớ 2 góc và dưới bánh tố đế sử dụng sau khi ong chia đân mới.

Đàn ong chia đàn tự nhiên thường ăn no mật và phân đông ong thợ trẻ đang độ tuổi tiết sáp, xây lầng nhanh, nên ngay sau khi ổn định có thể cho đàn ong đó xây tầng chân. Đàn ong gốc chi giữ lại 1 mũ ong chúa tốt nhất đế thay chúa còn lại cắt bỏ tất cả các mũ chúa đi.

♥♥♥ ⇒⇒ Nếu bạn cần sách KỸ THUẬT NUÔI ONG LẤY MẬT  để tiến tới những bước thành công trong con đường chăn nuôi ong của mình thì ấn tải về ngay bên dưới nhé, chúc bạn sớm thành công trên con đường mình đã chọn.

NUT_DOW

Bà con có thể để lại ý kiến thắc mắc của mình tại đây