Thỏ nhà là loài gia súc tương đối yếu, khá nhạy cảm và dễ có phản ứng cơ thể với những điều kiện thay đổi của môi trường bên ngoài như nắng, mưa, ẩm độ, nhiệt độ, thức ăn, nước uống, tiếng ồn và các ô nhiễm môi trường khác. Vì vậy người nuôi thỏ cần phải hiểu rõ về các đặc tính sinh học, nhằm bảo đảm tạo cho thỏ đầy đủ các yêu cầu tối ưu nhất cho thỏ sinh sống khi môi trường sống có sự thay đổi, bằng cách áp dụng các biện pháp kỹ thuật chăn nuôi.
1. Những tập tính đặc biệt của thỏ
Thỏ có một số các tập tính như sau: thỏ sống bình thường thì đào hang làm nơi trú ẩn và sinh sản, và dễ dàng nhận biết mùi của chính nó, thỏ sống thành bầy và thông thường số cái nhiều hơn đực, thông thường sự rụng trứng của thỏ cái xảy ra trong lúc phối giống, thỏ cái thường dùng các vật liệu kết hợp với lông ở bụng để làm ổ trước khi đẻ, thỏ ăn và uống bất kỳ thời gian nào trong 24 giờ , chúng không ăn thức ăn đã dơ bẩn, đã rơi xuống đất, v..v..
2. Sự đáp ứng cơ thể với khí hậu của thỏ
Nhiệt độ là yếu tố quan trọng nhất và ảnh hưởng trực tiếp đối với thỏ. Khi nhiệt độ thấp hơn 100C thỏ cuộn mình để giảm diện tích chống lạnh, nhưng khi nhiệt độ từ 25- 300C thì chúng sẽ nằm dài soài thân thể ra để thoát nhiệt. Tuyến mồ hôi ở thỏ thường không hoạt động. Tai được xem là bộ phận phát tán nhiệt và nhịp thở cũng được tăng cường thoát nhiệt khi nhiệt độ môi trường nóng. Nếu nhiệt độ môi trường trên 350C thỏ sẽ bị stress nhiệt do thân nhiệt tăng cao. Thỏ có ít tuyến mồ hôi dưới da, thải nhiệt chủ yếu qua đường hô hấp, trời nóng quá thì thỏ thở nhanh nếu nhiệt độ lên 450C thì thỏ có thể chết nhanh. Thỏ rất nhạy cảm với ẩm độ thấp (40-50%), nhưng ẩm độ quá cao cũng không thích hợp. Ẩm độ trong không khí từ 70-80% là tương đối thích hợp đối với thỏ. Nếu ẩm độ quá cao và kéo dài thì thỏ dễ bị cảm lạnh và viêm mũi. Thỏ rất thích điều kiện thông thoáng, thông gió sự lưu chuyển trong không khí vào khoảng 0.3m/giây là thích hợp nhất, tuy nhiên nếu gió thổi trực tiếp vào cơ thể thỏ thì chúng có thể bị bệnh viêm mũi và cảm lạnh.
3. Thân nhiệt, nhịp tim và nhịp thở
Nhiệt độ cơ thể của thỏ phụ thuộc và tăng theo môi trường không khí từ 38-410C trung bình là 39.50C. Nhịp tim của thỏ rất nhanh từ 120 đến 160 lần/phút. Tần số hô hấp bình thường là 60 – 90 lần/phút. Thỏ bình thường thở nhẹ nhàng. Nếu thỏ lo sợ vì tiếng động, âm thanh lớn hay bị chọc phá hoặc trời nóng bức, chuồng trại chật hẹp không khí ngột ngạt thì các chỉ tiêu sinh lý đều tăng. Do vậy sự tăng các chỉ tiêu sinh lý là điều cần tránh bằng cách tạo môi trường sống thích hợp cho thỏ như thông thoáng, mát mẻ và yên tĩnh.
Bảng 2. Sự thải nhiệt ra ngoài, thân nhiệt của trực tràng và nhiệt độ tai thỏ dựa vào nhiệt độ không khí
Nhiệt độ không khí (0C) | Tổng số nhiệt thải ra (W/kg) | Nhiệt thải ra từ bên trong (W/kg) | Thân nhiệt (0C) | Nhiệt độ tai thỏ (0C) |
5 | 5,3 | 0,54 | 39,3 | 9,6 |
10 | 4,5 | 0,57 | 39,3 | 14,1 |
15 | 3,7 | 0,58 | 39,1 | 18,7 |
20 | 3,5 | 0,79 | 39,0 | 23,2 |
25 | 3,2 | 1,01 | 39,1 | 30,2 |
30 | 3,1 | 1,26 | 39,1 | 37,2 |
35 | 3,7 | 2,0 | 40,5 | 39,4 |
4. Đặc điểm về khứu giác của thỏ
Cơ quan khứu giác của thỏ rất phát triển, nó có thể ngửi mùi mà phân biệt được con của nó hay con của con khác. Xoang mũi thỏ có nhiều vách ngăn chi chít có thể ngăn chặn được các tạp chất bẩn trong không khí bụi hoặc từ thức ăn. Các chất dơ bẩn tích tụ tại đây có thể kích thích mũi thỏ, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây viêm nhiễm đường hô hấp. Vì thế môi trường sống và thức ăn của thỏ cần được sạch sẽ nếu cho thức ăn hỗn hợp dạng bột thì cần phải làm cho ẩm hoặc đóng thành viên. Lồng thỏ ở phải dọn sạch sẽ tránh bụi bặm, cần được vệ sinh lồng chuồng thường xuyên. Hết sức chú ý đến các loại thức ăn rau cỏ còn dư lại trong lồng làm cho bị ẩm mốc và ẩm độ cao trong lồng dễ gây bệnh đường hô hấp cho thỏ. Trường hợp muốn ghép thỏ sơ sinh vào thỏ mẹ khác để nuôi ta nên sử dụng một số chất có mùi thoa trên cả thỏ con của thỏ mẹ và thỏ con ghép vào để thỏ mẹ không phân biệt được, để sau một giờ nhốt chung mà thỏ mẹ không phân biệt được thì coi như là sự ghép thành công.
5. Đặc điểm về thính giác và thị giác
Cơ quan thính giác thỏ rất tốt. Thỏ rất nhạy cảm với tiếng động dù là rất nhẹ chúng cũng phát hiện và chúng cũng rất nhát dễ sợ hải, do vậy trong chăn nuôi tránh tiếng động ồn ào cho thỏ. Trong đêm tối mắt vẫn nhìn thấy mọi vật, do vậy thỏ vẫn có thể ăn uống ban đêm cũng như là ban ngày.
Mời bà con xem tiếp phần 2 về tại đây: đặc điểm sinh sản của thỏ
Chúc bà con thành công với nghề chăn nuôi thỏ của mình
♥♥♥ ⇒⇒ Nếu bạn cần sách KỸ THUẬT NUÔI ONG LẤY MẬT để tiến tới những bước thành công trong con đường chăn nuôi ong của mình thì ấn tải về ngay bên dưới nhé, chúc bạn sớm thành công trên con đường mình đã chọn.