nuôi vịt

Hướng dẫn kỹ thuật nuôi vịt sinh sản

Vịt hậu bị phải được chuyển vào chuồng nuôi vịt đẻ ít nhất là 2 tuần tuổi trước khi đẻ. Thông qua chọn lọc ngoại hình, chỉ đưa những con đạt tiêu chuẩn giống vào đàn sinh sản vịt trống và mái, đồng thời chuyển vào chuồng vịt đẻ.

Tỷ lệ trống mái phụ thuộc vào điều kiện nuôi, phương thức nuôi. Nuôi gia đình tỷ lệ là 1 trống : 8 mái, nuôi quần thể 1 trống : 9 – 10 mái.

1.  Điều kiện khí hậu chuồng nuôi:

Chuồng phải luôn khô ráo, sạch sẽ và thoáng mát.

2.  Sân chơi

Sân chơi phải bằng cát, bãi cỏ sạch hoặc bê tông. Sân chơi dốc ra ngoài để thoát nước, dọc sân chơi nên có cây bóng mát để chắn gió và che nắng. Song song với chuồng nuôi là máng uống có tấm ngăn tránh vịt vào bơi. Nếu sử dụng mương bơi thì phải thường xuyên thay nước để giữ cho nước sạch.

nuôi vịt

3.  Mật độ

Đối với chuồng có sân chơi mật độ từ 3 – 4 con/m2 là phù hợp. Nếu mật độ cao quá làm giảm năng suất đẻ trứng và tiểu khí hậu chuồng nuôi xấu đi. Nhưng nếu mật độ thấp sẽ không kinh tế khi sử dụng chuồng trại.

4.  Ánh sáng và chế độ chiếu sáng

Cung cấp đủ 17 – 18 giờ chiếu sáng mỗi ngày trong suốt giai đoạn vịt đẻ. Thời gian chiếu sáng không đảm bảo sẽ làm giảm năng suất trứng. Cường độ chiếu sáng: 1 bóng điện 75w cho 25 m2 chuồng.

5.  Cung cấp nước

Hàng ngày phải thay nước uống 2 lần, đảm bảo đủ nước sạch cho vịt uống. Nếu nuôi chăn thả hàng ngày vào buổi sáng, buổi trưa và chiều tối nên để cho vịt bơi ở những ao hồ có nước trong, sạch để vịt uống nước, giao phối và làm sạch bộ lông. Mùa hè cần che máng uống nước tránh để vịt uống nước nóng.

Nhu cầu nước uống phụ thuộc vào khả năng đẻ trứng, nhu cầu hàng ngày từ 600 – 750 ml/con/ngày.

6.  Thức ăn và chế độ cho ăn cho vịt sinh sản

Thức ăn phải phù hợp với sức đẻ trứng của vịt. Mức nhu cầu cho mỗi kg thức ăn của vịt đẻ: Prôtêin thô: 17%, năng lượng: 2.800 kcal.

Chuyển từ thức ăn vịt hậu bị sang thức ăn vịt đẻ được tiến hành 2 tuần trước khi vịt đẻ và tăng lượng thức ăn lên 10% khi vịt đẻ quả trứng đầu tiên. Tăng lượng thức ăn lên 15 % khi đàn đẻ 5 %, sau đó tăng dần lượng thức ăn sao cho 7 ngày sau trở đi vịt ăn tự do theo nhu cầu ở ban ngày. Máng ăn phải để trong chuồng tránh mưa và sương làm ướt thức ăn gây chua và mốc. Với khí hậu nước ta nóng ẩm, cho nên sau mỗi lần cho vịt ăn phải quét sạch máng. Nơi để máng ăn cần quét dọn sạch sẽ để vịt tận dụng hết thức ăn rơi vãi và tránh vịt ăn phải thức ăn mốc, tồn. Thức ăn tươi không được mốc và hôi thối, đặc biệt không sử dụng khô dầu lạc sẽ gây nhiễm độc Aflatoxin vì khô dầu lạc là nguyên liệu dễ nhiễm nhất.

7.  Thu nhặt trứng

Trước khi vịt đẻ 2 tuần bố trí có ổ đẻ trong chuồng nuôi, chất độn ổ đẻ phải được thay thường xuyên hàng tuần, trứng thu nhặt vào buổi sáng sớm từ 6 – 7 giờ sáng. Sau khi nhặt trứng tiến hành chọn loại trứng. Trứng ấp phải được khử trùng ngay sau khi nhặt trứng bằng dung dịch khử trùng.

8.  Kiểm tra sức khoẻ đàn vịt

Hàng ngày, sáng sớm phải đi kiểm tra tình hình đàn vịt. Nếu có sự thay đổi khác thường phải báo cáo ngay cho bác sỹ thú y để can thiệp. Luôn luôn kiểm tra tỷ lệ trống mái trong đàn. Chuồng và ổ đẻ phải luôn khô ráo và sạch sẽ.

♥♥♥ ⇒⇒ Nếu bạn cần sách KỸ THUẬT NUÔI TẤT CẢ CÁC LOẠI GIA CẦM  để vững tin hơn trong quá trình chăn nuôi của mình thì ấn tải về ngay bên dưới nhé, chúc bạn sớm thành công trên con đường mình đã chọn.

NUT_DOW

Bà con có thể để lại ý kiến thắc mắc của mình tại đây