nuôi vịt

Hướng dẫn vệ sinh phòng bệnh nuôi vịt

1. Vệ sinh chuồng trại và thiết bị chăn nuôi

–    Chuồng trại đảm bảo thoáng mát về mùa hè, ấm về mùa đông, duy trì mật độ đúng yêu cầu và đủ diện tích sân chơi.

–    Phải thực hiện nghiêm túc đầy đủ công tác phòng trừ dịch bệnh, trước cửa chuồng nuôi phải có hố khử trùng. Trong chuồng nuôi chỉ nên có 1 loại vịt và nếu có 2 đàn thì chỉ nên cách nhau không quá 7 ngày tuổi.

–    Chuồng nuôi phải có chu kỳ luân chuyển hàng năm để có thời gian xử lý và trống chuồng. Vịt mới nhập về phải nuôi cách ly từ 15 – 20 ngày và giữ đúng các nguyên tắc thú y quy định.

nuôi vịt

2. Vệ sinh thức ăn, nước uống

–    Thức ăn: Đảm bảo đủ về số lượng và chất lượng không cho vịt ăn các loại thức ăn ôi, mốc.

–    Nước uống: Nước uống cho vịt phải là nước sạch, không dùng nước đục, nước ao, hố tù đọng, nước giếng có hàm lượng sắt cao.

3.    Vệ sinh sau từng đợt chăn nuôi

Vịt ốm yếu cần loại ngay ra khỏi đàn, xác vịt chết cần phải đưa ngay ra khỏi khu vực chăn nuôi và xử lý tuỳ từng loại bệnh.

Chuồng trại và dụng cụ chăn nuôi được cọ rửa sạch sẽ và khử trùng tiêu độc để chuẩn bị đợt chăn nuôi tiếp, để trống chuồng 7 – 15 ngày.

Thực hiện tiêm phòng và dùng thuốc phòng bắt buộc theo quy trình phòng bệnh.

Thực hiện nghiêm ngặt việc phun thuốc khử trùng định kỳ trong chuồng nuôi và khu vực trang trại, gia trại 1 – 2 lần /tuần. Tuân thủ nghiêm túc các vấn đề về an toàn sinh học cho trang trại và cho người ra vào khu vực chăn nuôi.

4.    Xử lý chất thải và vịt chết

Không sử dụng chất thải và phân của vịt khi chưa được xử lý.

Nước thải, nước rửa chuồng trại chăn nuôi gia cầm theo hệ thống mương tiêu thoát về đến hố chứa và phải được xử lý trước khi đưa ra môi trường bên ngoài trang trại. Phân và chất độn chuồng trong quá trình chăn nuôi được thu gom lại thành đống ở nơi qui định, xử lý theo phương pháp nhiệt sinh vật sau đó mới được sử dụng cho trồng trọt.

Xác vịt chết phải tiến hành hủy theo phương pháp thiêu đốt, không nên chôn sẽ làm bẩn nguồn nước ngầm và ô nhiễm môi trường.

5.    Phòng hộ cho người chăn nuôi

Người chăn nuôi phải có trang bị bảo hộ lao động cần thiết trong quá trình chăn nuôi, bao gồm quần áo, ủng, mũ, găng tay, khẩu trang. Các trang bị bảo hộ lao động chỉ dùng riêng trong khu chăn nuôi, hàng tuần thay, giặt, khử trùng.

Người chăn nuôi khi ra vào khu vực chăn nuôi phải tắm, thay quần áo, vệ sinh an toàn dịch bệnh. Thường xuyên khám, kiểm tra đảm bảo an toàn sức khoẻ.

♥♥♥ ⇒⇒ Nếu bạn cần sách KỸ THUẬT NUÔI TẤT CẢ CÁC LOẠI GIA CẦM  để vững tin hơn trong quá trình chăn nuôi của mình thì ấn tải về ngay bên dưới nhé, chúc bạn sớm thành công trên con đường mình đã chọn.

NUT_DOW

Bà con có thể để lại ý kiến thắc mắc của mình tại đây