1. Nguồn gốc xuất xứ lợn móng cái
Lợn Móng Cái thuộc lớp động vật cỏ vú (Malnlllaha), bộ guốc chẵn (Artiodactyla), họ Suidae, chủng Sus, loài Sus domesticus, giống Móng Cái. Lợn Mỏng Cái là giống lợn nội được hình thành và phát triển lâu đời ở vùng Đông Bắc Việt Nam. Trước đây Móng Cái và Ỉ là hai giống lợn nội chính được nuôi và phát triển rộng rãi trong ngành chăn nuôi của miền Bắc và miền Trung nước ta. Cỏ thể xem các vùng Hà Cối (huyện Đầm Hà), Tiên Yên (Đông Triều) tỉnh Quảng Ninh là nguồn cội của giống lợn Móng Cái. Do đặc điểm sinh sản tốt nên từ những năm 60 – 70 trở đi lợn Móng Cái đã lan nhanh ra khắp đồng bằng Bắc Bộ làm cho vùng nuôi lợn ỉ bị thu hẹp dần. Từ sau 1975 giống lợn này được lan nhanh ra các tỉnh miền Trung kể cả phía Nam.
2. Đặc điểm ngoại hình lợn móng cái
Đặc điểm của lợn Móng Cái có đầu đen, giữa nếp nhăn to và ngắn ở miệng, cổ to và ngắn, ngực nở và sâu, lưng dài và hơi võng, bụng hơi xệ, mông rộng và xuôi. Bốn chân tương đối cao thẳng, mỏng xoè.
Theo điều tra từ năm 1962, lợn Móng Cái chia ra hai nòi khác nhau: nòi xương nhỡ (nhân dân quen gọi là xương to) và nòi xương nhỏ. Đặc điểm chính của hai nòi này là:
– Nòi xương to: Dài mình, chân cao, xương ống to, mỏng chẽ nhìn như 4 ngón, mõm dài và hơi hớt, tai to đưa ngang, tầm vóc to, khối lượng 140- 170 kg, có con tới 200 kg, xuất hiện động dục chậm hơn, cỏ thể từ 7-8 tháng mới bắt đầu, đa số có 14 vú, một số ít 12 vú, số con đẻ trung bình 10- 12 con/ lứa.
– Nòi xương nhỏ: Mình ngắn, chân thấp, xương ống nhỏ, hai móng to chụm lại, mõm ngắn, thẳng, lai nhỏ dỏng lên trên, tầm vỏc bé, khối lượng 85kg là tối đa, lập mỡ sớm từ 6 tháng, đa số cỏ 12 vú, số ít cỏ 14 vú, số con đẻ trung bình 8-9 con/1ứa.
3. Khả năng sản xuất
Khả năng sinh trưởng: Do quá trình chọn lọc trong sản xuất, ngày nay đa số nòi lợn xương nhỏ đã được cải tạo với đực nòi xương to và trong nhân dân hiện nuôi đa số là nòi xương nhỡ hoặc xương nhỏ đã được cải tạo, vì vậy tầm vỏc đàn lợn hiện nay gần với nòi xương nhỡ.
Khả năng sinh sản: Lợn đực 3 tháng tuổi biết nhảy cái và trong tinh dịch đã cỏ tinh trùng, lượng tinh dịch 80- 100 ml. Lợn cái 3 tháng tuổi đã bắt đầu động hớn nhưng chưa cỏ khả năng thụ thai. Thường thì lợn cái đến khoảng 7-8 tháng tuổi trở đi mới cỏ đủ điều kiện tốt nhất cho phối giống và cỏ chửa, thời điểm đỏ lợn đã đạt khối lượng khoảng 40-50 kg hoặc lớn hơn.
Bảng 2.3. Khối lượng cơ thế của lợn Móng Cái
Tháng tuổi | Số con theo dõi | Khối lượng bình quân (kg) |
2 | 862 | 6 |
3 | 426 | 10 |
4 | 264 | 14 |
5 | 426 | 20 |
6 | 562 | 25 |
7 | 184 | 31 |
8 | 168 | 37 |
9 | 153 | 45 |
10 | 150 | 55 |
11 | 148 | 60 |
Bảng 2.4. Một số chỉ tiêu về khả năng sinh sản của lợn nái Móng Cái
Chỉ tiêu | Đơn vi | Giá trị trung bình |
Chu kỳ động hớn | Ngày | 21 |
Thời gian động hớn | Ngày | 3 – 4 |
Tuổi phối giống lứa đâu | Tháng | 6 – 8 |
Thời gian có chửa | Ngày | 110 – 120 |
Số lứa đẻ trong năm | Lứa | 1,5 – 2 |
Số con đẻ ra trong một lứa | Con | 10 – 14 |
Khối lượng sơ sinh/con | Kg | 0,45 – 0,5 |
Khối lượng lúc cai sữa/con | Con | 6 – 7 |
Khoảng cách hai lứa đẻ | Tháng | 5,5 – 6 |
⇑⇒⇒ Nếu bạn cần sách KỸ THUẬT CHĂN NUÔI GIA SÚC TOÀN TẬP để vững tin hơn trong quá trình chăn nuôi của mình thì ấn tải về ngay bên dưới nhé, chúc bạn sớm thành công trên con đường mình đã chọn.