nhím giống

Giao phối sự biểu hiện của nhím đực và cái trong giao phối

Đã xảy ra trường hợp, đực nhốt riêng và cái nhốt riêng, khi phát hiện nhím cái có động dục, nhím đã cắn đứt cả lưới sắt chuồng nó, và nhảy vào ở chung với nhím cái. Cơ chế “gọi đực” theo các chuyên gia sinh học là con cái phát ra mùi (ierômôn) (!)

Tại Trại Thú Trung tâm Nghiên cứu Bò và Đồng cỏ Ba Vì, cũng như Trung tâm Khoa học và Sản xuất Tây Bắc, quan sát những cặp nhím giao phối ban ngày, đều thấy, khi muốn giao phối con đực tiến sát con cái, thậm chí ép con cái và khi giao phối con đực nhảy chồm lên con cái hệt như bò – lợn… Lúc phối nhím cái nằm ệp xuống lõng cụp xuống và chổng đít lên.

nhím giống

Thời gian diễn ra một lần phối của nhím

Thường nhím giao phối lúc vắng người. Tuy nhiên tại Trung tâm Khoa học và Sản xuất Tây Bắc đã “mục kích” quan sát được hoạt động này của nhím. Lúc 4h30 ngày 8/5/2004, con nhím đực có tên “Mường La” với con nhím cái số 3 trong 3 lần trong ngày.

Tại một số đàn nhím của các hộ nuôi nhím tại Sơn La, người nuôi đã nhiều lần chứng kiến nhím giao phối diễn ra ngay trước mắt họ.

Thông thường sau thời gian phối giáng nhiều lông nhỏ của nhím rơi rớt lại trên sàn chuồng. Buổi sáng lúc ra quét dọn, người chăn nuôi nếu thấy hiện tượng này thì biết là chúng đã giao phối.

Thời điểm giao phối

Một số tài liệu và kinh nghiệm của một số người nuôi nhím cho biết nhím thường giao phối vào ban đêm. Tuy nhiên giao phối vẫn diễn ra ban ngày. Tại đàn nhím Trại thú Ba vì đã tiến hành quan sát các hành vi phối giống từ 6 giờ sáng đến 9 giờ đêm (giai đoạn có thể nhìn thấy, đã “mục kích” được 60 lần giao phối).

Tại các đàn nhím nuôi tại Sơn La, người dân vẫn chứng kiến việc giao phối ban ngày. Tuy nhiên tại Trại nhím Tuân – Hoà (Củ Chi), qua quan sát tất cả 94 ca đẻ của đàn nhím, thì tất cả giao phối về đêm mà không thấy một ca nào xảy ra ban ngày!.

Khoảng cách các lần giao phối trong ngày

Theo quan sát 10 trường hợp giao phối 2 lần/ngày tại Trại thú Trung tâm Nghiên cứu Bò và Đồng cỏ Ba Vì.

Số liệu theo dõi cho thấy khoảng cách hai lần phối thấp nhất là 1 giờ 50 đến 12 giờ 45 và không tuân theo một quy luật nào cả.

Biểu hiện của nhím sau khi giao phối

Sau khi giao phối đực và cái trở nên bình thường. Con đực không có những biểu hiện quấy rối con cái.

Nếu thấy lông rụng đầy thế này, có nghĩa là nhím đực và nhím cái đã giao phối

Biểu hiện chửa

Tại Trung tâm Khoa học và Sản xuất Tây bắc, nơi mà người nuôi thường tiếp xúc thậm chí vuốt ve hàng ngày nhím của mình, những hiện tượng chửa được ghi nhận: bụng to ra 2 bên hông, ăn khoẻ, tăng trọng nhanh, và hay nằm sấp, duỗi chân.

Những hiện tượng trên thường được phát hiện trước lúc đẻ trung bình là 51,9±3,39, sớm nhất là 63 ngày và muộn nhất là 36 ngày.

Như vậy, để có thể đoán được con vật có chửa hay chua cần phải ghi chép ngày ghép đực và quan sát kỹ sự biến đổi kích thước của vòng bụng, mức độ ăn.

Thời gian mang thai.

Vì việc xác định hiện tượng động dục, phối giống, chửa rất khó, cho nên nhím đực thường được nhốt rất lâu với con nhím cái như phần trên đã nói.

Tuy nhiên trong một trường hợp duy nhất, mà chúng ta có số liệu chắc chắn và ngày phối và ngày đẻ: Con nhím đực có tên “Mường La” (được mua từ Mường La, Sơn La) của ông Thái là một con đực rất đặc biệt. Sau 94 ngày con nhím cái này đã đẻ bình thường vào lúc 10 giờ 30 ngày 8- 8-2004.

Tại Trại nhím ông Tuân Hoà (người đầu tiên nuôi nhím), chủ nhân đã quan sát được 11 trường hợp nhím có biểu hiện phối giống và “cam đoan” rằng sau khoảng 90 ngày sau đẻ. Nhưng từ các quan sát đã trình bày ở trên, chúng tôi cho rằng số ngày mang thai khoảng 90-95 ngày là có cơ sở để tin được như nhiều người chăn nuôi đã nghiệm.

Một số nghiên cứu ở Châu Phi cho rằng nhím bờm Châu Phi có số ngày mang thai là 112 ngày (The SOUTH AKRICAN PORCUPINE Page Aírican Porcupine).

Thời điểm đẻ

Phần lớn nhím đẻ vào ban đêm. Tuy nhiên nhím cũng đẻ ban ngày.

Tại Trung tâm Khoa học và Sản xuất Tây Bắc, ngày 17/4/2006 đã chứng kiến sự kiện này: lúc 10 giờ kiểm ưa đàn nhím, đến 12 giờ quay lại thì đã thấy một nhím mẹ đẻ 2 con, vết máu còn trên nền chuồng.

Tại Trại thú Ba vì, đến nay các cán bộ kỹ thuật cũng chứng kiến 6 ca đẻ (trong số 39 ca đẻ) xảy ra ban ngày.

Tuy nhiên trên 94 ca đẻ xảy ra tại đàn nhún ông Tuân Hoà, thì chưa thấy một ca nào đẻ ban ngày.

Đẻ và biểu hiện trước khi đẻ

Cho đến giờ chưa “mục kích” được nhím đẻ như thế nào, nhưng theo quan sát tại Trung tâm Khoa học và Sản xuất Tây bắc thấy về hành vi của nhím trước khi đẻ:

Trước lúc đẻ nhím thường ăn ít đi, nằm ẹp xuống với tư thế duỗi hai chân và một mỏi. Lông nhỏ rụng nhiều trên sàn chuồng.

Trục trặc” lúc đẻ và di chứng sau đẻ

Tại Sơn La, người ta quan sát được hai trường hợp đẻ khó, con chết ngạt và người chăn nuôi phải móc, kéo thai chết ra để cứu nhím mẹ. Lý do, là do thai quá lớn. Người chăn nuôi giải thích rằng, nhím cái có chửa thường ăn tranh cả phần nhím đực (và con đực cũng sẵn sàng “nhường phần” cho “con cái”. Hậu quả là thai quá to.

Khi đẻ xong, nhím thường để lại nhiều máu trên sàn chuồng.

S con đẻ mỗi lứa

Qua 144 con được đẻ ra trong các năm 2003-2005, cho thấy rằng có 13,90% nhím sinh một, 31,6% sinh đôi, 1,74% sinh ba, 2,34% sinh 4 và cá biệt đã có sinh 5.

Số lứa đẻ của nhím

Trại nhím ông Tuân Hoà có từ năm 1988. Đến nay ông đang có một đàn nhím khá già. 93 con đã đẻ lứa thứ 4 đến 28.

⇒⇒ Nếu bạn cần sách KỸ THUẬT CHĂN NUÔI NHÍM để vững tin hơn trong quá trình chăn nuôi NHÍM của mình thì ấn tải về ngay bên dưới nhé, chúc bạn sớm thành công trên con đường mình đã chọn.

NUT_DOW

Bà con có thể để lại ý kiến thắc mắc của mình tại đây