tôm thẻ chân trắng

Cách thức xây dựng công trình nuôi tôm thẻ chân trắng

Cách thức xây dựng công trình nuôi tôm thẻ chân trắng

1.  Ao nuôi tôm thẻ chân trắng

Công trình nuôi tôm thẻ chân trắng có kết cấu tương tự như công trình nuôi tôm sú. Mô hình nuôi phổ biến có năng suất cao là mô hình ít thay nước. Diện tích từ 0,5 đến 1 ha. Hình dạng của ao là hình vuông, hình tròn hoặc hình chữ nhật, thuận tiện cho việc tạo dòng chảy trong ao khi đặt máy quạt nướcdồn chất thải vào giữa ao để thu gom và tẩy dọn ao. Đáy ao bằng phẳng, có độ dốc khoảng 15MC nghiêng về phía cống thoát.

tôm thẻ chân trắng
tôm thẻ chân trắng

2.  Ao chứa – lắng cho tôm thẻ chân trắng

Khu vực nuôi phải có ao chứa – lắng để trữ nước và xử lý nước trước khi cấp cho các ao nuôi. Diện tích ao chứa – lắng thường bằng 25 – 30% diện tích khu nuôi, đáy ao chứa – lắng nên cao bằng mặt nước cao nhất của ao nuôi để có thể tự cấp nước cho ao nuôi bằng hình thức tháo cống mà không cần phải bơm. Nước lấy vào ao chứa – lắng là nước biển qua cống hoặc bơm, tùy theo mức thủy triều của vùng nuôi. Nếu độ mặn quá cao nước biển phải pha đấu với nước ngọt để hạ độ mặn theo yêu cầu của kỹ thuật nuôi.

3.  Ao xử lý thải cho tôm thẻ chân trắng

Khu vực nuôi còn cần phải có ao xử lý nước thải, diện tích bằng 5 – 10% diện tích khu vực nuôi để xử lý nước ao nuôi sau khi thu hoạch thành nước sạch không còn mầm bệnh mới được thải ra biển.

4.  Mương cấp, mương tiêu

Mương cấp và mương tiêu để cấp cho các ao nuôi và dẫn nước của ao nuôi ra ao xử lý thải.

Mương cấp cao bằng mặt nước cao của ao nuôi và mương tiêu thấp hơn đáy ao 20 – 30 cm để thoát hết được nước trong ao khi cần tháo cạn. Hệ thống mương cấp mương tiêu chiếm khoảng 10% diện tích khu vực nuôi.

5.  Hệ thống bờ ao, đê bao

–    Ao nuôi tôm thông thường phải có độ sâu mực nước khoảng l,5m và bờ ao tối thiểu cao hơn mặt nước 0,5m. Độ dốc của bờ phụ thuộc vào chất đất khu vực xây dựng ao nuôi. Đất cát dễ xói lở bờ ao nên có độ dốc là 1/1,5, đất sét ít xói lở hơn, độ dốc của bờ ao có thể là 1/1.

–    Cần lưu ý là bờ ao không cao, nước nông, sẽ tạo điều kiện cho rong, tảo dưới đáy ao phát triển làm suy giảm chất lượng nước ao nuôi.

–    Một số bờ ao trong khu vực nuôi nên đắp rộng hơn các bờ khác để làm đường vận chuyển nguyên vật liệu cho khu vực nuôi.

–    Đê bao quanh khu vực nuôi thường là bờ của kênh mương cấp hoặc tiêu nước. Hệ số mái tương tự ao nuôi nhưng bề mặt lớn hơn và độ cao của đê phải cao hơn lúc thủy triều cao nhất hoặc nước lũ trong mùa mưa lớn nhất từ 0,5 – lm.

6.  Cống cấp và cống tháo nưc

–    Mỗi ao phải có một cổng cấp và một cống tháo nước riêng biệt. Vật liệu xây dựng cổng là xi măng, khẩu độ cổng phụ thuộc vào kích thước ao nuôi, thông thường ao rộng 0,5 – 1 ha, cống có khẩu độ0.5- 1m bảo đảm trong vòng 4 – 6 tiếng có thể cấp đủ hoặc khi tháo có thể tháo hết nước trong ao.

–    Cống tháo đặt thấp hơn chỗ thấp nhất của đáy ao chừng 0,2 – 0,3 m để tháo toàn bộ nước trong ao khi bắt tôm.

7.  Bãi thải

Tùy quy mô khu vực nuôi và hình thức nuôi tôm, thiết kế bãi thải nhằm thu gom rác thải và mùn bã hữu cơ ở đáy ao xử lý thành phân bón hoặc rác thải di chuyển đi nơi khác để chống ô nhiễm cho khu vực.

♥♥♥ ⇒⇒ Nếu bạn cần sách KỸ THUẬT NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG  để vững tin hơn trên con đường chăn nuôi tôm của mình thì ấn tải về ngay bên dưới nhé, chúc bạn sớm thành công trên con đường mình đã chọn.

NUT_DOW

Bà con có thể để lại ý kiến thắc mắc của mình tại đây