Cách thức quản lý thức ăn và chăm sóc tốt cho tôm thẻ chân trắng
-
Quản lý thức ăn
– Thời gian đầu rất khó ổn định màu nước, nguồn thức ăn tự nhiên rất ít. Nên sau khi thả giốngphải cho ăn hoàn toàn bằng thức ăn công nghiệp, chia làm 4-5 lần/ngày. Bổ sung thêm khoáng, men, vitamin C, E, dầu mực là cần thiết.
– Cho ăn 0,6 – 0,8 kg thức ăn/10 vạn post/ ngày, sau đó 2 ngày tăng 1 lần với lượng tăng 0,2 -0,3kg/10 vạn. Nếu thức ăn tự nhiên ít (độ trong của nước cao), có thể tăng lên 10 – 20%.
– Đến ngày thứ 30 nên có sẵn thức ăn (nhá), định kỳ chài tôm để theo dõi quá trình tăng trưởng, trọng lượng trung bình, lượng thức ăn trong ruột; quan sát diễn biến màu nước, diễn biến thời tiết… Ví dụ: vỏ tôm lột, cát xuất hiện trong nhá, tôm nhảy lên khỏi mặt nước khi có tiếng động hoặc ánh ánh sáng vào ban đêm,… là dấu hiệu để nhận biết sức khỏe của tôm nuôi tốt.
2. Quản lý môi trường ao nuôi
– Thường xuyên theo dõi các diễn biến màu nước, biến động của các chỉ số môi trường, sức khỏe tôm nuôi mà có biện pháp xử lý kịp thời.
– Một số điểm cần lưu ý:
+ Định kỳ bổ sung men vi sinh để hạn chế ô nhiễm môi trường.
+ Nâng cao mực nước đạt tối đa để ổn định nhiệt độ
+ Thức ăn tự nhiên ít nên màu nước ít ổn định trong thời gian đầu, cần theo dõi để xử lý kịp thời.
+ Hạn chế lấy nước từ giếng đóng (nước ngầm), nên kiểm tra hàm lượng kim loại nặng như Cu, Zn, Fe,.. và các loại khí độc H2S, NH3, SO2.
+ Đặc điểm của loại tôm này là phát triển đồng đều và được thả với mật độ cao nên lột xác đồng loạt, dẫn đến độ kiềm dễ bị dao động, cần thường xuyên bổ sung vôi nông nghiệp để ổn định độ kiềm.
3. Thu hoạch
Khi tôm đạt kích cỡ 70 – 100 con/kg, nên tiến hành thu hoạch, Trước khi tiến hành thu hoạch cần theo dõi chu kỳ lột xác, hạn chế tình trạng tôm mềm vỏ vào thời điểm trên.
♥♥♥ ⇒⇒ Nếu bạn cần sách KỸ THUẬT NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG để vững tin hơn trên con đường chăn nuôi tôm của mình thì ấn tải về ngay bên dưới nhé, chúc bạn sớm thành công trên con đường mình đã chọn.