tôm thẻ chân trắng

Phương thức cải tạo ao nuôi tôm thẻ chân trắng

Phương thức cải tạo ao nuôi tôm thẻ chân trắng

1.  Cải tạo đáy ao

–    Đối với ao mới xây dựng xong, cho nước vào ngâm 2-3 ngày rồi lại xả hết nước để tháo rửa. Tháo rửa như vậy 2 đến 3 lần sau đấy dùng vôi bột để khử chua cả bờ và đáy ao. Lượng vôi tùy theo pH của đất đáy ao:

+ pH 6 – 7, dùng 300 – 400 kg/ha;

+ pH 4,5 – 6, dùng 500 – 1.000 kg/ha.

–    Rắc vôi xong, phơi ao 7 – 10 ngày, lấy nước qua lưới lọc sinh vật có mắt lưới cỡ 9 – 10 lỗ/cm2. Gây màu nước để chuẩn bị thả giống.

tôm thẻ chân trắng
tôm thẻ chân trắng

–    Đối với ao cũ, sau khi thu hoạch xả hết nước ao cũ. Nếu tháo cạn được thì nạo vét hết lớp bùn nhão rồi cày xới đáy ao lên, trộn với vôi bột, mỗi ha 500 – 1.000 kg, phơi khô 10 – 15 ngày, lấy nước vào qua lưới lọc để gây màu nước. Nếu ao không tháo cạn được thì dùng bơm, bơm sục đáy ao để tẩy rửa chất thải, sau đó bón vôi diệt tạp.

–    Vôi thường dùng là vôi nung CaO, liều lượng từ 1.200 – 1.500 kg/ha cho ao với mực nước 10 cm, với ao có mực nước sâu 0,5 – 1m thì lượng vôi nhiều hơn gấp đôi. Lượng vôi nhiều hay ít phụ thuộc vào chỉ số pH của nước ao. Bón vôi xong, yêu cầu chỉ so pH của nước ao phải đạt 8-8,3 mới được thả tôm giống để nuôi. Hoặc dùng phương pháp cho vôi vào lồng tre buộc sau thuyền gỗ, di chuyển trong ao.

–    Ao có mức nước sâu 0,5 – 1m, mồi ha dùng 1.500 – 2.000 kg vôi nung có thể diệt hết côn trùng, địch hại cho tôm trong ao. Thời gian còn tác dụng là 7-8 ngày sau khi diệt tạp.

–    Những ao đầm sau đây không được dùng vôi để sát trùng:

+ Ao có đáy hoặc nước ao hàm lượng Ca++ quá cao; bón vôi làm cho Ca++ kết hợp với PQ= 4 lắng xuống gây nên hiện tượng thiếu lân trong ao; thực vật phù du và rong tảo không phát triển được, không gây được màu nước cho ao;

+ Ao có hàm lượng hữu cơ quá thấp, bón vôi làm cho quá trình phân giải hữu cơ tăng lên làm cho nước quá lầy không có lợi cho sinh vật sống trong ao; nếu dùng vôi để sát trùng sau đó bón phân hữu cơ hoặc phân lân cho ao mới dùng lại được;

+ Bón vôi quá liều lượng làm cho nhiệt độ nước lên cao, pH cao, NH3 cao, độc tính lớn dẫn đến bệnh tôm phát triển;

+ Dùng vôi sát trùng xong không được bón phân urê; phân urê làm tăng NH4-N trong nước, phá hoại tổ chức mang của tôm, cản trở sự vận chuyển màu làm tôm bị chết.

*   Một số lưu ý:

–    Quá trình tháo nước ao cũ phải kết hợp sục bùn làm sạch ao; vét bớt bùn ô nhiễm ở đáy ao;

–    Quá trình tu bổ bờ ao phải bắt diệt hết ếch, rắn, các loại động vật làm hang sống ở bờ ao, lấp các hang hố quanh bờ ao;

–    Sau khi rắc vôi xong, dùng cào trộn đều khắp đáy ao để diệt hết cá tạp và sinh vật có hại; cày đảo đáy ao cho ôxy hoá lớp bùn đáy; phơi khô 10 – 15 ngày mới cho nước vào ao; khi cho nước cần trộn thêm một ít chế phẩm sinh học và chế phẩm ôxy hoá để khử chất độc và phân giải các hợp chất hữu cơ trong ao;

–    Nếu đáy ao quá chua, hàm lượng sắt quá cao hoặc khả năng thẩm lậu quá lớn không giữ được nước nên dùng lớp vải nilông nhân tạo lót đáy ao; tùy theo đối tượng nuôi có thể cho thêm một lớp cát dày 2 – 3 cm trên lớp vải lót để tôm vùi mình theo tập tính sống của tôm.

2Diệt tạp

–    Nước lấy vào ao qua lưới lọc, để 2 – 3 ngày cho các loại trứng theo nước vào ao nở hết rồi tiến hành diệt bằng saponine,vớì nồng độ 15 – 20 ppm (15-20 g/m3 nước ao).

–    Saponine là bột hạt chè ta uống hàng ngày. Nơi có điều kiện dùng hạt chè nghiền thành bột, ngâm vào nước ngọt 26 giờ, nếu cần gấp thì ngâm vào nước nóng cũng được. Ngâm xong đem lọc lây dung dịch phun xuống ao. Ao có mức nước sâu 1m, mỗi ha dùng 150 – 180 kg hạt chè xử lý như trên, sau 40 phút có thể diệt được hầu hết cá dữ. Nhưng dùng nhiều sẽ làm ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng của tôm, thậm chí làm tôm sinh bệnh.

–    Dùng saponine diệt tạp xong phải thay nước rồi mới được thả tôm giống.

–    Hạt chè được chế biến thành thương phẩm có tên là sapotech để cung cấp cho các nơi không tự túc được hạt chè, sapotech được đóng trong baonilong bọc giấy, khi dùng đem ra pha nước tạt xuống ao, lượng dùng là 4,5 – 5 g/m2, cho ao có mức nước sâu khoảng 10 cm. Sau 15-20 giờ, thay nước hoặc cho thêm nước vào ao rồi mới được thả tôm giống,

3. Khử trùng nguồn nước

–    Trong nước ao thường có nhiều loại virus, vi khuẩn, nấm, tảo và nguyên sinh động vật sinh ra các loại bệnh cho tôm như bệnh đầu vàng, bệnh đốm trắng, bệnh MBV, bệnh phát sáng, bệnh đóng rong, bệnh đỏ mang, bệnh hoại tử phụ bộ, v.v… Vìvậy, trước khi thả tôm giống cần phải khử trùng nguồn nước. Hoá chất dùng để khử trùng nguồn nước phổ biến là chlorine. Chlorine có hàm lượng C1 30 – 38%, để lâu sẽ bốc hơi mất íác dụng nên thường phải xác định lại nồng độ cho chính xác trước khi dùng.

–    Chlorine với nồng độ 2 ppm có tác dụng diệt khuẩn rất tốt. Ao có mức nước sâu 1m, mỗi ha dùng 195 kg hòa loãng với nước ao, phun đều khắp ao. Nếu phun vào những ngày trời râm mát, tác dụng diệt khuẩn có thể kéo dài 4 đến 5 ngày. Trước khi thả tôm giống phải mở máy quạt nước cho bay hết khí chlorine còn lại trong nước. Chú ý, không dùng chlorine ngay sau khi sử dụng vôi sống vì gặp nước chlorine sản sinh ra HCl, vôi sống sinh ra OH, hai thứ trung hoà lẫn nhau làm mất tác dụng diệt khuẩn của từng loại.

♥♥♥ ⇒⇒ Nếu bạn cần sách KỸ THUẬT NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG  để vững tin hơn trên con đường chăn nuôi tôm của mình thì ấn tải về ngay bên dưới nhé, chúc bạn sớm thành công trên con đường mình đã chọn.

NUT_DOW

Bà con có thể để lại ý kiến thắc mắc của mình tại đây