* Nguyên nhân: Do vi khuẩn Pasteurella Multocida gây ra, là vi khuẩn Gram âm.
* Truyền lây: Qua thức ăn, nước uống
* Triệu chứng lâm sàng: Thời kỳ nung bệnh không hoàn toàn giống nhau trên gà.Triệu chứng đầu tiên xảy ra trên gà trong vòng 48 giờ sau khi gây nhiễm.
Thể quá cấp :
Bệnh xuất hiện đột ngột, bề ngoài gia cầm hoàn toàn khỏe mạnh không có triệu chứng gì bỗng nhiên chết và chỉ trứơc chút ít mới thấy triệu chứng tổng hợp như: tăng thân nhiệt, mệt mỏi, mào xanh tím, gia cầm thường chết vào ban đêm mà trước đó chúng rất khỏe mạnh.
Thể cấp :
Gia cầm yếu ớt ủ rũ, đứng một nơi, từ mỏ và lỗ mũi chảy ra nhiều dịch nhờn có bọt. Thân nhiệt tăng, lông xù, phân màu xám vàng hoặc xanh đôi khi có lẫn máu, ỉa nhiều. Mào và dái tai tím tái xanh rõ rệt, thở nhanh và khó, bỏ ăn, khát nước, yếu toàn thân gà cố tìm cách đứng dậy nhưng không nổi.
Thể mãn :
+ Mũi tiết ra chất dịch dính, đầu mào có thủy thủng rắn, sau đó các mô thủy thủng bị thoái hóa thành thể bã đậu, khi mổ chỗ đó có mùi hôi thối .
+ Sưng mào, tích là triệu chứng đặc trưng của bệnh tụ huyết trùng thể mãn.
Bệnh tích và cách điều trị bệnh tụ huyết trùng cho gà
* Bệnh tích: Thấy tụ máu trong các lớp da, luôn luôn có xuất huyết trong các lớp thanh mạc và mỡ vùng bụng, phúc mạc, màng treo ruột, ngực. Buồng trứng, bao tim ứ đầy nước, tim xuất huyết, khớp sưng cứng và đau. Xuất huyết điểm ở tim, gan, tiền mề, mề.
* Điều trị:
+ Sử dụng kháng sinh
+ Sử dụng Sulfamide
+ Kết hợp cấp vitamin cho thú
* Phòng bệnh:
+ Dùng kháng sinh cho uống định kỳ
+ Dùng vaccine tiêm cho đàn gia cầm
♥♥♥ ⇒⇒ Nếu bạn cần sách KỸ THUẬT NUÔI TẤT CẢ CÁC LOẠI GIA CẦM để vững tin hơn trong quá trình chăn nuôi của mình thì ấn tải về ngay bên dưới nhé, chúc bạn sớm thành công trên con đường mình đã chọn.