1.1. Nguồn gốc xuất xứ của lợn ỉ
Lợn Ỉ có nguồn gốc từ giống lợn Ỉ mỡ ở miền Bắc Nam Định. Qua một thời gian dài, giống lợn ỉ mỡ đã tạp giao với các nhóm giống lợn khác trở thành giống lợn ỉ ngày nay với hai loại hình chính là ỉ mỡ và ỉ pha. Nòi ỉ mỡ bao gồm những con mà nhân dân ta gọi là ỉ mỡ, ỉ nhăn, ỉ bọ hung. Nòi ỉ pha bao gồm những con mà nhân dân ta gọi là ỉ pha, ỉ bột pha, ỉ sống bương.
1.2. Phân bố
Trước những năm 70 lợn ỉ được nuôi hầu như ở khắp các tỉnh đồng bằng Bắc bộ như Nam Định, Hà Nam, Hà Tây, Hưng Yên, Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hải Dương, Thái Bình, Quảng Ninh, Ninh Bình, Thanh Hoá, Hải phòng. Vị trí phổ biến của nó dần dần phải nhường cho lợn Móng Cái có sức sinh sản tốt hơn, và từ cuối những năm 70 lợn ỉ thu hẹp dần đến mức độ nguy kịch như ngày nay chỉ còn sót lại ở một số xã của tỉnh Thanh Hoá.
1.3. Đặc điểm sinh học giống lợn ỉ
Đặc điểm ngoại hình: “Lợn ỉ” có nhiều loại hình trong đó phổ biến là ỉ mở và ỉ pha
Lợn ỉ mỡ: Lợn ỉ mỡ cũng có lông da đen bóng, đa số có lông nhỏ thưa, một số có lông rậm (lông móc) như ỉ pha.
Đầu hơi to, khi béo trán dô ra, mặt nhăn nhiều, nọng cổ và má sệ từ khi lợn 5-6 tháng tuổi, mắt híp, mõm to bè và ngắn, môi dưới thường đài hơn môi trên, lợn nái càng già mõm càng dài và cong lên nhưng luôn ngắn hơn ỉ pha. Vai nở, ngực sâu, thân mình ngắn hơn ỉ pha, lưng võng, khi béo thì trông ít võng hơn, bụng to sệ, mông nở từ lúc 2-3 tháng, phía sau mông hơi cúp. Chân thấp hơn ỉ pha, lợn thịt hoặc hậu bị có hai chân trước thẳng, hai chân sau hơi nghiêng, lợn nái thì thường đi chữ bát, hai chân sau yếu.
Lợn ỉ pha: Lợn ỉ pha có lông da đen bóng, đa số có lông nhỏ thưa, một số có lông rậm lông móc). Đầu to vừa phải, trán gần phẳng, mặt ít nhăn, khi béo thì nọng cổ và má chảy sệ, măt lúc nhỏ và gây thì bình thường nhưng khi béo thì híp. Mõm to và dài vừa phải, lợn nái càng già mõm càng dài và cong lên. Vai nở vừa phải, từ 8-9 tháng vai bằng hoặc lớn hơn mông, ngực sâu. Thân mình dài hơn so với ỉ mỡ, lưng đa số hơi võng, khi béo thì trông phẳng, bụng to, mông lúc nhỏ hơi lép về phía sau, từ 6-7 tháng mông nở dần. Chân thấp, lợn thịt 1 hoặc hậu bị thì hai chân trước tương đối thẳng hai chân sau hơi nghiêng lợn nái thì nhiều con đi vòng kiềng hoặc chữ bát. Giống này có hai dạng: Đen và Gộc (Sống bương) . Cả hai dạng đều được tạo ra tại vùng Nam định. Giống Ỉ đen đã tuyệt chủng không còn nữa – con lợn nái cuối cùng phát hiện năm 1994 tại Ninh bình. Còn giống lợn Gộc nay cỏ gần 100 con đang được đề án Quỹ gen vật nuôi bảo tồn tại Thanh hoá.
1.4. khả năng sản xuất
Khả năng sinh trưởng: Điều tra một số vùng nuôi lợn Ỉ thuần, với những phương thức và điều kiện nuôi dưỡng của địa phương đã cho thấy khả năng sinh trưởng và tầm vỏc của hai nòi lợn Ỉ pha và Ỉ mỡ tương đương nhau, thể hiện qua khối lượng và kích thước các chiều đo của chúng ở các bảng sau:
Bảng 2.1. Khối lượng lợn ỉ mỡ và ỉ pha qua các mốc tuổi (kg)
Tháng | Lợn | pha | Lợn Ỉ mỡ | |
tuổi | Trung bình | Biến động | Trung bình | Biến động |
Sơ sinh | 0.425 | 0.25-0.77 | ||
1 | 2.034 | 1.1-3.8 | ||
2 | 4.401 | 2.0-6.6 | 4.528 | 2.0-7.0 |
3 | 7.525 | 5.0-12.0 | 7.300 | 4.5-11.7 |
6 | 24.9 | 18.0-42.0 | 22.5 | 15.5-40.0 |
9 | 39.9 | 30.0-55.0 | 41.3 | 28.0-52.0 |
12 | 48.2 | 40.0-66.0 |
Bảng 2.2. Khối lượng và kích thước lợn ỉ pha và ỉ mở
Giốnglơn | Năm tuổi | Khối lượng (kg) | Cao vây (cm) | Dài thân (cm) | Vòng ngực (cm) |
Lợnỉpha | 1 | 38.4 | 39.5 | 77.7 | 74.9 |
2 | 44.4 | 41.5 | 83.9 | 81.4 | |
3 | 48.4 | 42.9 | 90.0 | 84.7 | |
> 3 | 49.4 | 44.1 | 95.6 | 87.6 | |
Lợn | 1 | 36.3 | 38.8 | 75.6 | 73.5 |
ỉ | 2 | 42.2 | 40.5 | 82.0 | 80.5 |
Mỡ | 3 | 46.5 | 42.0 | 88.7 | 83.5 |
>3 | 49.3 | 42.6 | 91.5 | 86.3 |
⇑⇒⇒ Nếu bạn cần sách KỸ THUẬT CHĂN NUÔI GIA SÚC TOÀN TẬP để vững tin hơn trong quá trình chăn nuôi của mình thì ấn tải về ngay bên dưới nhé, chúc bạn sớm thành công trên con đường mình đã chọn.