cuabien

Phương pháp quản lý, chăm sóc và cách thức thu hoạch cua biển

Phương pháp quản lý, chăm sóc và cách thức thu hoạch cua biển

  1. Quản lý và chăm sóc

–    Cho ăn: cua nuôi trong ao chủ yếu dựa vào thức ăn cung cấp hàng ngày, lượng thức ăn tự nhiên trong ao không có nhiều. Thức ăn chủ yếu là thức ăn tươi sống: cá vụn, còng, ba khía, đầu cá …

–    Lượng thức ăn hàng ngày khoảng 4 – 6% trọng lượng cua, cua thường hoạt động bắt mồi vào buổi tối. Mỗi ngày cho cua ăn một lần vào thời gian từ 17-19h.

–    Thức ăn được rải đều quanh ao để cua khỏi tranh nhau. Có thể dùng sàng ăn để kiểm tra sức ăn của cua.

–    Định kỳ thu mẫu để tính sản lượng cua có trong ao mà điều chỉnh lượng thức ăn cho vừa đủ.

cuabien
cuabien

Sau 2-3 giờ cho ăn kiểm tra sàng ăn, nếu cua ăn hết thức ăn trong sàng thì có thể tăng lượng thức ăn, nêu thức ăn vẫn còn thì giảm lượng thức ăn.

–    Hàng ngày phải cho cua ăn, không được để cua đói. Những cua lớn bị đói sẽ giết những cua nhỏ ăn thịt. Vì vậy nuôi cua phải có thức ăn dự trữ. Những ngày không có thức ăn tươi sống thì cho cua ăn thức khô : cá vụn, tép, moi phoi khô. Trước lúc rải xuống ao cho cua ăn nên ngâm cá khô vào nước vài chục phút cho cá mềm ra.

–    Việc đảm bảo môi trường nước trong sạch rất quan trọng đối với cua, nhất là nuôi mật độ dày cho ăn thức ăn tươi sống. Ở những nơi có thuỷ triều lên xuống, hằng ngày cần thay nước thường xuyên. Mỗi ngày thay từ 20-30% lượng nước trong ao. Một tuần thay toàn bộ nước trong ao một lần. Khi thay nước nên lấy nước ở tầng dưới và tầng giữa tránh lấy nước ở tầng mặt hay bị ô nhiễm. Nước mới trong sạch kích thích cua hoạt động, ăn nhiều, lột xác tốt.

–    Thường xuyên kiểm tra tình trạng bờ, cống, rào chăn tránh thất thoát cua.

–    Trong thời gian nuôi, khoảng 2 tuần một lần bắt cua cần đo để xem sinh trưởng của cua, xem xét tình trạng cua cua: cua nhanh nhẹn, không bị ký sinh ngoài vỏ, xem trong xoang mang có bị ký sinh hay không. Nếu có hiện tượng bị nhiễm bệnh thì phải tìm nguyên nhân và biện pháp xử lý.

–    Thời gian cuôi của vụ nuôi trọng lượng cua trong ao tăng lên, cho ăn thức ăn nhiều nên môi trường rất dễ bị nhiễm bân. Cho nên việc thay nước thường xuyên kiểm tra môi trường rất có ý nghĩa. Trong một số trường hợp, đáy ao tích tụ nhiều thức ăn thừa, thối rữa, có thể phải tháo cạn, gạn cua và làm vệ sinh đáy ao: cào bỏ lớp bùn trên mặt và thức ăn thừa thối rữa đi.

2. Thu hoạch

Đánh thử cua lên kiểm tra chất lượng. Cua thương phẩm phải đạt 250g/con trở lên. Cua chắc thịt hoặc đã đầy gạch (cua cái). Khi thấy cua đã đạt tiêu chuẩn, được giá thì thu hoạch cua để bán.

Những cua chưa đạt kích thước, trọng lượng, cua ốp hoặc chưa đầy gạch nếu còn khoẻ mạnh thì có thể đem nuôi ở các ao nhỏ, nuôi vỗ tích cực sau một thời gian đạt tiêu chuẩn thu hoạch bán sẽ được giá hơn.

Nuôi cua thương phẩm từ cua con, thời gian từ 3-8 tháng thường tỉ lệ hao hụt tương đối lớn (40 – 60%) nhưng trọng lượng cua tăng từ 3 – 4 lần (tăng từ 60-80g/con lên 250-350g/con). Tổng trọng lượng của cua thương phẩm tăng từ 1.5-2 lần tổng trọng lượng cua giống.

Một số điểm cần chú ý để nuôi cua thành công:

–    Cua giống phải đồng cỡ, thả cùng một lúc;

–    Phải có đủ nguồn nước trong sạch để thay thường xuyên;

–    Phải có đủ nguồn thức ăn tươi sống;

–    Phải có đăng chắn ở trên bờ ao;

–    Trong ao phải có các ụ chà làm nơi trú ẩn cho cua.
<span style=”color: #555555;”>♥♥♥ ⇒⇒ Nếu bạn cần sách KỸ THUẬT NUÔI CUA BIỂN HIỆU QUẢ </span><span style=”color: #555555;”> để vững tin hơn trong quá trình chăn nuôi của mình</span><span style=”color: #555555;”> thì ấn tải về ngay bên dưới nhé, chúc bạn sớm thành công trên con đường mình đã chọn.</span>
<p style=”text-align: center;”><a href=”https://huougiong.com/wp-content/uploads/2018/04/TAILIEU_0804181.rar”><img class=”aligncenter size-full wp-image-1042″ src=”https://huougiong.com/wp-content/uploads/2016/03/NUT_DOW.gif” alt=”NUT_DOW” width=”323″ height=”165″ /></a></p>

Bà con có thể để lại ý kiến thắc mắc của mình tại đây