a. Tác nhân gây bệnh Taura
Hội chứng Taura đã xảy ra lần đầu tiên ở vùng nuôi tôm the chân trắng gần sông Taura, tại Ecuador 1992. Gần đây, một số nghiên cứu đã phát hiện ra đây là một bệnh do virus thuộc giống Piconavirus, nằm trong họ Picorraviridae. Virus này có dạng hình cầu, 20 mặt, kích thước virus khá nhỏ, khoảng 31-32 nm, acid Nucleic là ARN và kích thước phân tử là 10,2 Kb. Ngoài ra, vi khuẩn cũng được xem là những tác nhân cơ hội của bệnh này.
b. Dấu hiệu bệnh chính
– Tôm bị hội chứng Taura thường diễn biến qua3thời kỳ của bệnh:
+ Thời kỳ cấp tính: Tôm postlarvae hay tôm lớn của loài p.vannamei khi bị bệnh cho thấy sự chuyển màu đỏ nhợt, đặc biệt là đuôi và các chân bơi, nên người nông dân Ecuador đã đặt tên cho bệnh này, khi xảy ra lần đầu, là bệnh đỏ đuôi – Taiỉ Red Diseasse. Sự thay đổi màu là do sự phình to của sắc tố đỏ trong biểu mô vỏ. Sự dày mọng của các mép chân bơi, chân bò và đuôi tôm, là dấu hiệu đầu tiên của sự hoại tử cục bộ. Tôm bệnh còn có một số dấu hiệu khác như: mềm vỏ, ruột rồng và thường chết khi lột xác. Khi dịch bệnh xảy ra, một số loài chimbiển sẽ tấn công ao có tôm bệnh. Ở tôm he chân trắng (P.vannamei), giai đoạn cấp tính có tỷ lệ chết cao (40 – 90%). Trong khi đó loài p. stylirostris đã có sức đề kháng, chống lại sự cảm nhiễm của loại virus này.
+ Thời kỳ chuyển tiếp: Dù giai đoạn chuyển tiếp của Taura chỉ diễn ra trong trong thời gian ngắn, nhưng cũng thể hiện một số dấu hiệu: có nhiều điểm bị thương tổn màu nâu, đen trên vỏ kitin, màu đen là của sắc tố Melanin, là sản phâm cuối cùng của cơ chế hoạt động miễn dịch tự nhiên ở tôm. Ở thời kỳ này tôm bệnh có thể có hay không có hiện tượng mềm vỏ và đổi màu đỏ của các phần phụ. Tôm bệnh ở thời kỳ này vẫn có thể bắt mồi bình thường.
+ Thời kỳ mãn tính: Nhũng con tôm bị bệnh do cảm nhiễm Taura nhưng sống sót qua thời kỳ cấp tính và thời kỳ chuyển tiếp, thì sẽ bước sang thời kỳ mãn tính. Thời kỳ này có thể kéo dài cho đến cuối đời của những con tôm bị bệnh. Tôm bị bệnh ở thời kỳ mãn tính, sau vài lần lột xác, cơ thể trở lại bình thường, các dấu hiệu bệnh lý ở các thời kỳ trước biến mất, nhưng trong cơ thể tôm vẫn mang virus gây bệnh cho đen hết cuộc đời. Tuy nhiên, không có các dấu hiệu đặc thù để có thể dùng làm cơ sở sàng lọc những cá thể mang virus. Nếu các con tôm mang mầm bệnh thành thục, khi tham gia sinh sản có thể truyền virus gây bệnh Taura cho đàn ấu trùng.
– Tôm he chân trắng (Penaeus vannamei) bị nhiễm Taura ở pha cấp tính, thể hiện đuôi và phần phụ chuyển màu đỏ, phồng lên và bắt đầu hoại tử.
– Đặc điểm mô học của hội chứng Taura do virus:
+ Trên các lát cắt mô bệnh, thể hiện các vùng bị hoại tử trên biểu mô vỏ kitin, trên bề mặt cơ thể, phần phụ, mang, ruột sau, dạ dày, mô liên kết, cơ vân và biểu mô. Các vết thương tổn ở biểu mô dưới vỏ chứa một đám tể bào có nguyên sinh chất bắt màu Eosin không bình thuờng, nhân tế bào bị kết đặc, phân tán và thoái hoá (pyknotic và karyorhectic).
+ Ở pha cấp tính và pha chuyển tiếp, trong mô của một số cơ quan có sự xuất hiện các thể vùi hình cầu, kích thước 1 – 20um, bắt màu trung gian giữa màu hồng của Eosin và màu tím của Hematoxylin. Ngoài ra còn có sự hiện diện của các tế bào vi khuẩn dạng hình que. Một dấu hiệu khác thể hiện bệnh Taura ở thời kỳ cấp tính, đó là sự vắng mặt của các tế bào máu hay các dạng tế bào khác của phản ứng miễn dịch trong phần mô bị hoại tử.
c. Phân bố và lan truyền bệnh
– Lần đầu tiên bệnh này xuất hiện ở Ecuador năm 1992, và nhanh chóng lây lan đến các quốc gia khác nhau ở khu vực châu Mỹ La Tinh như: Hawaii, bờ biển Thái Bình Dương của Colombia,Costa Rica, Ecuado, Salvado, Guatemale, Honduras, Mexico, Nicaragua, Parama, và Peru. Taura đã được báo cáo từ tôm nuôi dọc bờ biển Đại Tây Dương: Brazzil, Columbia, Venezuela, Tây nam của Mỹ: Florida, Nam California và Texas.
-Vài năm gần đây, tôm he chân trắng, là loài tôm he rất nhạy cảm với Taura, đã được di giống đến nuôi ở châu Á, như Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam… và bệnh Taura đã xuất hiện ở ngoài phạm vi châu Mỹ. Đã có báo cáo đầu tiên về bệnh Taura trên tôm he chân trắng (P. vannamei) nuôi tại Đài Loan có nguồn gốc giống nhập từ Trung Mỹ, bệnh đã xảy ra trên diện rộng, tới 90% ao đìa nuôi tôm he chân trắng tại đây đã bị bệnh,
– Việt Nam đã nhập giống tôm he chân trắng từ Trung Quốc và Đài Loan năm 1999, nuôi tại Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Tĩnh, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa và Ninh thuận. Do việc kiểm tra chất lượng giống khi nhập nội thực hiện chưa tốt, nên đến 2001, một số ao tôm nuôi tại Hải Phòng, Nam Định đã xuất hiện bệnh “đỏ đuôi” và các dấu hiệu mô học đặc thù của bệnh Taura, kiểm tra bằng kỳ thuật RT-PCR cho kết quả dương tính với Taura. Như vậy, Việt Nam cũng đã nằm trong bản đồ phân bố của bệnh Taura.
(Bùi Quang Tề, 2003).
– Ngoài tự nhiên, có nhiều loài tôm he Châu Mỹ có thể bị cảm nhiễm bệnh này như p. vannamei, p.stylirostris và p.setiferus, nhưng tôm he chân trắng là loài nhạy cảm nhất với Taura. Ngoài ra, hậu ấu trùng và ấu niên của nhiều loài tôm he khác đã nhiễm virus này trong điều kiện thí nghiệm: p. azetecus, p. (luorarrum, p. chinensis, p.monodon, p. japonicus. Bệnh Taura thường xảy ra ở giai đoạn ấu niên, từ 14- 40 ngày tuổi. Tôm lớn cũng có thể xuất hiện bệnh này nếu giai đoạn ấu niên chưa bị bệnh. Bệnh này có thể gây chết từ 40-90%, tùy theo kích cỡ tôm bị bệnh
– Bệnh Taura có thể lây nhiễm theo 2 trục ngang và dọc. Đặc biệt sự lây nhiễm theo trục dọc rất phổ biến, do những con tôm bị bệnh ở thời kỳ mãn tính, sau vài lần lột xác, những dấu hiệu của bệnh Taura biến mất, nhưng trong cơ thểvẫn mang mầm bệnh. Tôm he chân trắng lại có thể thành thục trong ao, nên rất khó tránh nguy cơ đưa những con tôm mang mầm bệnh vào tham gia sinh sản, chúng sẽ sản sinh ra các đàn tôm giống mang mầm bệnh. Nguồn nước chứa các chất thải từ tôm bệnh và những con chim ăn tôm chết đã trở thành nguồn lây bệnh từ nơi này tới nơi khác.
d. Phương pháp chẩn đoán bệnh
– Để chẩn đoán sơ bộ có thể căn cứ vào các dấu hiệu bên ngoài, loài tôm bị bệnh, giai đoạn tôm bị bệnh và nơi xuất hiện bệnh. Để chẩn đoán chính xáccần sử dụng các phương pháp hiện đại như: phương pháp miễn dịch học (ELISA), phương pháp chuỗi phản ứng tổng hợp (PCR hay RT-PCR).
– Ở thời kỳ cấp tính của bệnh, có thể dùng phương pháp mô học để chẩn đoán bệnh Taura. Các tiêu bản mô có nhuộm màu H&E được quan sát dưới kính hiển vi ở độ phóng đại trên 400 lần, thể hiện các vùng mô bị hoại tử trên lớp biểu bì ngoài cơ thể, các phần phụ, mang, ruột và dạ dày. Tại các tổ chức biểu bì, mang, dạ dày xuất hiện một số tế bào có nhân bị phân tán hay đặc quánh, các thể vùi hình cầu có đường kính 1 – 20 mm.
– Trong thời kỳ chuyển tiếp của bệnh Taura, những dấu hiệu ở biểu bì giai đoạn cấp tính mất dần và được thay bằng sự thâm nhiễm và tích tụ của các tế bào máu. Sự tích tụ tế bào máu có thể bắt đầu từ vùng mô bị melalin hóa, thành các đốm nâu, đen, đó là đặc trưng giai đoạn chuyển tiếp của bệnh. Những dấu hiệu ăn mòn của vỏ kitin, cho thấy rõ là do sự xâm nhập của vi khuẩn Vibrio spp, là tác nhân cơ hội trong hội chứng Taura.
– Có thể dùng phương phương pháp thử nghiệm sinh học (Biossay) để chẩn đoán bệnh TSV: Tôm he chân trắng (Penaeus vannamei) ở tuổi ấu niên không nhiễm virus Taura, được dùng làm “đàn tôm chỉ thị” để kiểm tra và nhận biết sự hiện diện của Taura trong đàn tôm nghi ngờ. Tôm chỉ thị đượcnhốt giữ trong một bể nhỏ và dùng thịt của đàn tôm nghi ngờ làm thức ăn. Một bể khác làm đối chứng, nhốt giữ đàn tôm chỉ thị nhưng cho ăn bằng thức ăn công nghiệp bình thường. Nếu đàn tôm cần kiểm tra (+) với Taura, thì các dấu hiệu chính và các vết thương tổn mô bệnh học đặc thù của Taura sẽ xuất hiện ở tôm trong bể thí nghiệm, trong vòng 3-4 ngày. Trong khi ở bể đối chứng, tôm vẫn rất mạnh khỏe, không có dấu hiệu bệnh Taura.
e. Phương pháp phòng bệnh
– Áp dụng phương pháp phòng bệnh tổng hợp tương tự như bệnh MBV, bệnh đốm trắng và bệnh trầu vàng. Ngoài ra, trong công tác nhập giống tôm he chân trắng vào quốc gia, hay vào khu vực nuôi, cần coi trọng công tác kiểm dịch, để tránh mang mầm bệnh nguy hiểm Taura vào vùng nuôi. Khi gây tạo đàn tôm he chân trắng bố mẹ, không dùng tôm từ những ao đã bị bệnh Taura trong quá trình nuôi thương phẩm.
– Ở nhiều nước thuộc Trung Mỹ, người ta đã phổ biến hướng phòng bệnh bằng cách dùng Postlarvae của tôm he chân trắng bắt từ tự nhiên, hạn chế sử dụng Postlarvae được tạo ra từ những con tôm mẹ thành thục trong điều kiện nhân tạo. Điều này có thể cải thiện tỷ lệ sống bằng cách hạn chế tác hại của bệnh Taura.
♥♥♥ ⇒⇒ Nếu bạn cần sách KỸ THUẬT NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG để vững tin hơn trên con đường chăn nuôi tôm của mình thì ấn tải về ngay bên dưới nhé, chúc bạn sớm thành công trên con đường mình đã chọn.