con dê đẹp

Tuyển chọn và phối giống cho dê

1.    Tuyển chọn dê đực giống

Dê đực giống phải khỏe mạnh, khung xương phát triển tốt, cấu trúc cân xứng, biểu hiện đặc tính Giống rõ rệt và có cơ quan sinh dục phát triển, đều, săn, khỏe mạnh, bìu dái nổi rõ. Đầu cổ mạnh, ngẩng cao biểu hiện tính đực rõ rệt, tính hăng cao và hơi ốm vào mùa phôi giống. Lồng ngực sâu và dài, lưng thẳng. Mông đài và đốc từ từ. Lông mịn. Chân thẳng và mạnh, đặc biệt phần cổ chân không quay ra ngoài nhiều và cân xứng với phần thân, không có các khuyết tật về thể chất như chân vòng kiềng, hàm dưới nhô ra hay thụt vào nhiêu… Nên chọn dê đực trong lứa sinh đôi, đặc biệt tinh dịch phải có phẩm chất tốt; nhất là không có tinh trùng dị dạng. Tuyển chọn đúng dê đực giống rất quan trọng vì: “Dê đực là phân nửa đàn thú”.

dê giống

2.    Tuổi phối giống lần đu và tỉ lệ đực/cái

Dê trưởng thành sinh dục rất sớm. Trên dê đực Boer và Damascus ở châu Phi đã có tinh trùng bình thường lúc 8 đến 11 tuần tuổi và có thể sử dụng lúc 150 ngày tuổi. Tuy nhiên không nên sử dụng dê đực sớm, mà ít nhất phải trên 7 – 8 tháng tuổi lúc đạt được 60% trọng lượng trưởng thành nên thường vào lúc một năm tuổi là tốt nhất. Dê đực thường cho 0,5 đến 1,2 ml tinh dịch mỗi lần xuất tinh và 1ml tinh dịch có 18 – 33 tỷ tinh trùng. Trong phối giống tự nhiên có thể sử dụng tỉ lệ đực/cái từ 1/50 đến 1/200, nhưng nên sử dụng tỉ lệ dưới 1/40 nhất là đối với giống dê chuyên thịt. Tuy nhiên nếu phối giống theo mùa thì nên sử dụng 3 đến 4 dê đực cho 100 dê cái. Khi phân đàn chăn thả chung dê đực và dê cái thì nên thay đổi dê đực ít nhất trong mỗi 2 năm để tránh sự đồng huyết làm suy giảm sức sống khả năng sản xuất của đàn dê cũng như có thể sinh ra một số dị tật trên đàn con.

3.    Gieo tinh nhân tạo

Do dê đực khó quản lý và có mùi hôi khó chịu nên gieo tinh nhân tạo đã được áp đụng ngày càng nhiều với kỹ thuật tinh cọng rạ trữ trong bình nitơ lỏng. Thêm vào đó gieo tinh sẽ cái thiện đàn thú nhanh hơn nếu với dê đực đả dược kiểm định giống tốt. Trong phối giống tự nhiên tinh dịch được đưa đến đường đi vào cổ tử cung, nhưng trong gieo tinh tinh dịch nên được đưa vào thân tử cung hay ít nhất là đưa vào bên trong cổ tử cung, nên sẽ sử dụng rất ít tinh dịch hơn. Do đó gieo tinh nhân tạo sẽ giúp tận dụngmcác dê đực giống ngoại nhập hiếm hoi và đắt tiền để cải thiện nhanh phẩm chất giống dàn dê trong nước. Thêm vào đó chúng ta có thể nhập tinh dịch đông lạnh các giống dê cao sản để lai tạo với đàn dê hiện có mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn là nhập dê đực giống. Như vậy gieo tinh sẽ giảm chi phí nuôi dê đực và nhất là đối với dê sữa vì trong mùa giao giống mùi của dê đực có thể nhiễm vào sữa. Cuối cùng gieo tinh sẽ giúp giảm sự lây lan các bệnh ở đường sinh dục. Tuy nhiên gieo tinh nhân tạo trên dê cái cần nhiều dụng cụ chuyên biệt hơn là trên bò. Tư thế đứng của dê cái cũng như của người gieo tinh cũng khác biệt hơn trên bò.

4.    Tuyển chọn dê cái giống

Không có dê cái hoàn hảo, nhưng chúng phải đạt được một số tiêu chuẩn tối thiểu để đảm bảo có sức sản xuất có hiệu quả kinh tế và có một số đặc tính tốt truyền lại cho dời con. Dê cái giống phải biểu hiện rõ các đặc điểm của con giống mà chúng ta muốn nuôi. Dê cái giống cũng nên chọn từ lứa sinh đôi cũng như dê đực. Sau đây là một số đặc điểm quan trọng của dê thịt và dê sữa.

+ Dê thịt

Có dạng thân tròn, chứa nhiều thịt. Tuy nhiên, sau khi sinh dê cái có thể bị ốm do sản xuất sữa để nuôi con, nhưng chúng phục hồi thể trạng rất nhanh sau đó. Thân hơi ngắn, cổ dầy và đầy đặn, vai nở rộng, cơ thăn phát triển có chiều ngang và mông đùi phát triển. Có một lớp cơ đầy đặn bên ngoài xương sườn. Bốn chân phải đứng thẳng, vuông vức và mạnh khỏe tương ứng với mặt cắt ngang của xương chân phải tròn.

+ Dê Sữa

Trước tiên dê cái chuyên sữa cần có sức khỏe tốt biểu hiện qua sự mau mắn, linh hoạt, dễ thương và có da mềm mại với bộ lông bóng mượt và mềm. Không nên mua các dê cái mà chúng ta cảm thấy không thích chúng. Thêm vào đó nên kiểm tra thêm các biểu hiện của sự viêm móng, sưng khớp, viêm vú, suy dinh dưỡng hay tiêu chảy. Nếu được nên kiểm tra một số thành tích sản xuất của mẹ chúng, bản thân chúng như sản lượng sữa của chu kỳ trước, tuổi sinh lứa đầu. Sau đó kiểm tra bầu vú. Bầu vú phát triển có cấu trúc cân xứng, vững chắc với màng gân treo chắc chắn, đóng cao, rộng ở phía sau và phát triển dài đến phía trước bụng với các núm vú phát triển dễ vắt sữa. Nếu màng treo yếu, bầu vú bị chảy xệ nên dễ bị xây sát, rút ngắn thời gian sản xuất. Sau khi vắt sữa bầu vú phải mềm, có nhiều nhiều nếp gấp và không có nhiều mô liên kết. Các hạt cứng trong bầu vú có thể chỉ dẫn sự viêm vú trước đó. về đặc tính cho sữa, dê cái phải có hình dáng thanh, nhiều góc cạnh, không mập. cổ thanh, dài; vai và hông ốm nổi rỏ các mấu xương. Xương sườn phải rộng bản, mặt xương phẳng, uốn cong, không đóng nhiều thịt, về năng lực cơ thể, để dê cái có thể ăn được nhiều thức ăn với biểu hiện qua phần thân dài và sâu với các sườn cong và sâu ở lồng ngực. Lồng ngực nhỏ sẽ giới hạn khả năng hô hấp ảnh hưởng đến chức năng trao đổi chất. Thân có dạng hình cái nêm (tam giác), từ trước ra sau, vòng ngực phát triển, vai – rộng và bụng to, tròn. Chân, cẳng phải mạnh, thẳng với các khớp không bị phồng to, nhưng có cấu trúc chắc chắn. Chân cẳng sẽ mang dê cái suốt đời, đi đứng để ăn uống, cho sữa. Với các khớp gối, khớp bàn chân, móng chần to, vai lỏng lẻo sẽ gây ra đau, stress làm giảm khả năng và độ bền trong sản xuất. Vùng xương chậu hẹp và dốc sẽ có sức chứa bầu vú nhỏ và đưa xuống phía dưới và làm cho khoảng cách hai chân sau nhỏ nên dê cái sẽ đi lại khó khăn khi cho sữa. Đường sống lưng cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến độ bền sản xuất. Một sống lưng khỏe mạnh sẽ nâng đở khối lượng cơ thể lớn, kể cả bào thai. Một sống lưng rộng phẳng với phần khum gần như ngang với phần thân trước sẽ cung ứng một không gian lớn phía sau cho bầu vú nhất là các màng gân treo và các mô liên kết để nâng đỡ bầu vú. Cuối cùng dê cái cần phải có tính tình hiền lành, dễ dạy và dễ thân thiện để dễ quản lý khi vắt sữa, cho ăn…

5.    Chu kỳ sinh dục và tuổi phối giống lần đầu

Chu kỳ sinh dục của dê cái biến động từ 18 đến 24 ngày với trung bình 21 ngày. Thời gian động dục biến động trong khoảng 24 – 36 giờ. Sự động dục của dê cái biểu hiện qua sự ngoắc đuôi, đuôi hơi sụ xuống, năng động hơn, đi tiểu thường xuyên hơn, hay kêu rống, âm hộ sưng to, chảy di chất nhờn. Khi bắt đầu lên giống dê cái hay quấy rầy dê cái khác trong đàn sau đó đứng yên, là lúc phối giống thích hợp. Các giống dê nhiệt đới thường lên giống quanh năm. Dê cái trưởng thành sinh dục lúc 5 đến 9 tháng tuổi, nhưng nên phối giống khi chúng đạt 60% trọng lượng trưởng thành, thường sau một năm tuổi (khoảng 12 đến 14 tháng tuổi). Thời gian có mang của các giống dê nhiệt đới trung bình là 146 ngày với biến động trong khoảng 144 đến 153 ngày. Do đó dê thường sinh được 3 lứa trong 2 năm. Một số trại với sự chăm sóc nuôi dưỡng thật tốt đã có một số dê cái sinh được hai lứa trong một năm cho nhóm dê chuyên thịt. Nhóm dê chuyên sữa thường được phối giống lại 60 – 90 ngày sau khi sinh. Nếu có đầy đủ thức ăn, dê cái thường lên giống lại sau khi sinh trong khoảng 34 đến 61 ngày. Tuy nhiên chỉ nên phôi giống lại sau khi cơ quan sinh dục đã hoàn toàn bình phục sau khi sinh, thường sau 60 ngày. Nếu bị viêm nhiễm đường sinh dục, sót nhau… phải chờ đến chu kỳ sau khi chữa trị xong.

⇒⇒ Nếu bạn cần sách KỸ THUẬT CHĂN NUÔI NHÍM để vững tin hơn trong quá trình chăn nuôi NHÍM của mình thì ấn tải về ngay bên dưới nhé, chúc bạn sớm thành công trên con đường mình đã chọn.

NUT_DOW

Bà con có thể để lại ý kiến thắc mắc của mình tại đây